Mô hình trồng sâm bố chính kết hợp du lịch trải nghiệm ở A Lưới |
PGS.TS Phạm Quốc Bình - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện Y - Dược học Cổ truyền (YDHCT) Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình Mục tiêu quốc gia - Trưởng Đoàn trao đổi một số nội dung liên quan về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại địa bàn tỉnh.
Đoàn khảo sát, đánh giá các nội dung về thu thập, số hóa nhân lực trong hệ thống y dược cổ truyền phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Địa điểm, diện tích triển khai dự án trồng cây dược liệu quý, việc lựa chọn đối tượng cây dược liệu quý triển khai ra sao. Công tác truyền thông phổ biến, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực phát triển cây dược liệu quý như thế nào. Tình hình các cơ sở sản xuất/kinh doanh triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn…
Thừa Thiên Huế có trên 160 loài cây dược liệu quý phân bố ở A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, TP. Huế... Công tác phát triển vùng dược liệu hiện gặp một số khó khăn về điều kiện thổ nhưỡng, nguồn giống, quy mô trồng nhỏ lẻ... Thời gian qua, Sở Y tế đã có nhiều văn bản tham mưu cho UBND tỉnh về việc đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng trồng dược liệu quý tại các vùng đất tiềm năng.
PGS.TS Trần Kiêm Hảo - Giám đốc Sở Y tế mong muốn Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam quan tâm nghiên cứu hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển vùng dược liệu quý và công tác đào tạo các chuyên khoa sâu về Y học cổ truyền cho đội ngũ bác sĩ/lương y tại Thừa Thiên Huế.