Một ca lấy tạng từ người cho chết não. Ảnh:TTDPGTQG

Các nội dung được chuyên gia triển khai gồm: Chức năng nhiệm vụ của Tư vấn viên hiến, ghép tạng tại Việt Nam; Thực trạng và những rào cản trong việc thúc đẩy ghép tạng từ người cho chết não; Tổng quan chỉ định ghép tim-gan-phổi, kỹ thuật lấy, bảo quản, vận chuyển, kỹ thuật ghép, chăm sóc và quản lý người bệnh sau ghép ba tạng này; Kỹ năng giao tiếp - hỏi chuyện người nhà bệnh nhân; Thành tựu hiến, ghép tạng tại Việt Nam; Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Những vấn đề liên quan tới hiến mô, tạng từ người chết não; Quy trình chẩn đoán, hồi sức, thu nhận tạng…

Ngoài học lý thuyết, học viên còn đi vào phân tích một số ca hiến tạng điển hình nhằm giúp người học có thêm kỹ năng, kinh nghiệm trong chẩn đoán chết não và vận động hiến tặng mô tạng.

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tuy Việt Nam đã thực hiện thành công hàng ngàn ca ghép mô, tạng, nhưng số lượng các ca ghép tạng từ người cho sống chiếm hơn 90%. Do đó, việc phát hiện, quản lý bệnh nhân chết não tiềm năng cũng như thiết lập mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tạng sau chết/chết não được đào tạo bài bản sẽ góp phần tăng số lượng các ca hiến, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân.

 

LINH GIANG