Chuyên gia chia sẻ tại chương trình  

Thời gian qua, ngành văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế tập trung vào các nền tảng, giải pháp để quản lý thông minh trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu thế chung tất yếu trong các lĩnh vực; xây dựng các tiện ích phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ và thanh toán không dùng tiền mặt… Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, như: thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping… cũng được phát triển mạnh để giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo.

Ngành Văn hoá – Du lịch tỉnh đã triển khai việc thu thập, điều tra và công bố các bộ dữ liệu chuyên ngành du lịch trên cổng dữ liệu mở của tỉnh. Gần đây nhất, Sở Du lịch đã đề nghị các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh phối hợp cung cấp thông tin điều tra, số hóa để cung cấp dữ liệu mở trong ngành du lịch.

 Ký kết hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và doanh nghiệp công nghệ số

Trước đó, từ năm 2017, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã bắt tay vào nghiên cứu và viết đề án Xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh, với mong muốn từng bước triển khai du lịch thông minh tại tỉnh nhà. Đây là bước đi đầu tiên của chuyển đổi số trong ngành du lịch Huế. Tiếp đến là những mô hình triển khai thử nghiệm, như: thực tế ảo, thuyết minh tự động tại các điểm di tích, số hóa di sản, vé điện tử, thẻ du lịch thông minh… Tuy đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, nhiều bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Tại phiên chuyên đề, các chuyên gia đã trao đổi, đề xuất giải pháp công nghệ mới trong quản trị, khai thác dữ liệu số trong ngành du lịch - văn hóa, tọa đàm, thảo luận về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan, sở ngành trong tạo lập, liên thông, quản trị, khai thác dữ liệu số - đột phá tiềm năng du lịch văn hóa và cơ chế hợp tác giữa các sở, ngành văn hóa, du lịch với các doanh nghiệp công nghệ trong việc kiến tạo và khai thác dữ liệu số ngành…

 
LIÊN MINH