Kiểm đếm đồng USD tại một ngân hàng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Cụ thể, theo các giai đoạn mới nhất được theo dõi bởi Công ty dữ liệu đầu tư Preqin, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) ròng của các quỹ đầu tư được đưa ra trong giai đoạn 2018 - 2020 lần lượt ở mức 17%, 17,3% và 10,6%, giảm từ mức 22,9% trong năm 2016 và 20,2% trong năm 2017. 

Về mặt vốn góp phân bổ (DPI), các quỹ đầu tư Đông Nam Á trong năm 2012 mang lại tỷ lệ trung bình là 321%, trong khi con số này là 13,7% cho các quỹ từ năm 2018. Được biết, dữ liệu về các quỹ từ năm 2019 và 2020 vẫn chưa được Preqin ghi nhận.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2018 - 2020, lợi nhuận ở Đông Nam Á hầu hết thấp hơn mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tỷ suất lợi nhuận nội bộ ròng và bội số ròng. Trong những năm trước đó, hiệu quả hoạt động của Đông Nam Á thường cao hơn.

Dù vậy, cũng theo dữ liệu của Preqin, vốn cổ phần tư nhân và vốn mạo hiểm chưa thực hiện được ước tính lần lượt là khoảng 17 tỷ USD và 19 tỷ USD hồi tháng 3 năm ngoái. Với ít sự kiện thanh khoản hơn, các đối tác đã thực hiện cách tiếp cận phân bổ thận trọng hơn, dẫn đến môi trường gây quỹ chậm lại.

Dữ liệu mới nhất được Preqin công bố cho thấy, vốn phân bổ cho các quỹ Đông Nam Á trong quý đầu tiên của năm ngoái đã giảm mạnh so với mức được ghi nhận trong năm 2022.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Công ty Schroders Capital, hoạt động gây quỹ đã trở nên “yên ắng” trên khắp châu Á, tỷ lệ gây quỹ toàn cầu của khu vực này đã giảm từ 47% vào năm 2018 xuống còn 9% trong năm 2023. Tuy nhiên, Schroders Capital nhấn mạnh, các phân khúc vừa và nhỏ, tùy theo khu vực địa lý và chiến lược, vẫn chiếm phần lớn cơ hội trong vốn cổ phần tư nhân. Các giao dịch vốn hóa vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong ngành vốn tư nhân ở khu vực Đông Nam Á.

Từ đó, các nhà phân tích của Schroders Capital chỉ ra, trong lịch sử, các quỹ cổ phần tư nhân vừa và nhỏ đã hoạt động tốt hơn so với các quỹ lớn trên cơ sở tổng giá trị thanh toán (TVPI) kể từ năm 2005 và trên cơ sở IRR ròng kể từ năm 2009. Nhà quản lý tài sản có trụ sở tại Vương quốc Anh nói thêm, lợi nhuận ổn định nhất ở các quỹ nhỏ, mạnh và đáng kể ở các quỹ cỡ trung bình, nhưng yếu ở các quỹ lớn.

Theo công ty này, điều đó sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh nhiều hơn ở phân khúc vốn hóa lớn trên thị trường và việc định giá cao hơn có thể làm giảm lợi nhuận. “Trong thời đại mà các quỹ cổ phần tư nhân lớn tràn ngập vốn, chúng tôi tin rằng phân khúc vừa và nhỏ sẽ mang đến nhiều cơ hội đầu tư rộng rãi và hấp dẫn hơn”, Schroders Capital nhận định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia & Deal Street Asia)