Tàu đổ bộ Mặt Trăng Odysseus vào ngày 21/2/2024. Ảnh minh họa: TTXVN |
Các mặt trăng nhỏ ở xa đã được phát hiện bằng các “siêu” kính viễn vọng trên đất liền ở Hawaii và Chile và được Trung tâm Minor Planet Center của International Astronomical Union (Liên minh Thiên văn Quốc tế) công bố vào hôm thứ Sáu.
Với phát hiện mới nhất này, số lượng mặt trăng được biết đến của Sao Hải Vương hiện là 16 và của Sao Thiên Vương là 28.
Một trong những mặt trăng mới của Sao Hải Vương có hành trình quỹ đạo dài nhất từng được biết đến. Scott Sheppard, nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Carnegie ở Washington, người đã đóng góp vào khám phá này, cho biết phải mất khoảng 27 năm để mặt trăng nhỏ hoàn thành một vòng quay quanh Sao Hải Vương.
Mặt trăng mới quay quanh Sao Thiên Vương, với đường kính ước tính chỉ tầm 8 km, có thể là mặt trăng nhỏ nhất của hành tinh này.
Theo ông Scott Sheppard, vẫn có thể tổn tại nhiều mặt trăng nhỏ hơn nữa trong vũ trụ nhưng chưa được khám phá.
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Đây là hành tinh lớn thứ tư và là hành tinh đầu tiên được phát hiện bằng toán học. Với bán kính 15.299,4 dặm (24.622 km), Sao Hải Vương rộng hơn Trái đất khoảng bốn lần. Nếu Trái đất có kích thước bằng đồng xu thì sao Hải Vương sẽ to bằng quả bóng chày.
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy và là hành tinh lớn thứ ba trong hệ mặt trời. Sao Thiên Vương là một hành tinh rất lạnh và nhiều gió. Nó được bao quanh bởi các vòng mờ và hơn hai chục mặt trăng nhỏ. Đây cũng là hành tinh duy nhất lấy theo tên từ một vị thần trong thần thoại Hi Lạp (Uranus) thay vì trong thần thoại La Mã. Đến nay Sao Thiên Vương vẫn ẩn chứa nhiều bí mật làm đau đầu giới nghiên cứu.