Một góc triển lãm thu hút người quan tâm

Ở đó, những hình ảnh như thiên tượng, linh vật, lãnh hải, sông núi, cầm thú, côn trùng, thảo mộc, kiến trúc, xe kiệu, thuyền bè, vũ khí… được PGS.TS Trang Thanh Hiền (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và nhóm cộng sự cất công chuyển thể một cách bài bản, ấn tượng.

Những tác phẩm này được xem là sự tiếp nối mạch nguồn từ Cửu Đỉnh, cho thấy một cách nhìn khác với di sản. Thay vì xem Cửu Đỉnh là một di sản văn hóa gắn với một thời đại đã qua, thông qua nghệ thuật tranh khắc gỗ, những người thực hiện dự án mong muốn “tiếp thị” Cửu Đỉnh bằng các hình thức mới, nhằm quảng bá một di sản đặc biệt của lịch sử văn hóa Việt Nam.

Theo PGS.TS Trang Thanh Hiền, với việc ra mắt triển lãm này cùng những định hướng phát triển của dự án trong thời gian tới, nhóm tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ để đồng hành với tiến trình đưa Cửu Đỉnh triều Nguyễn đến với mục tiêu trở thành Di sản tư liệu thế giới trong tương lai - công việc đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nỗ lực xúc tiến.

Triển lãm mở cửa đến 25/3.

N. MINH