Bản KHQL có các nội dung chính như: Xác lập cơ sở pháp lý và các điều khoản luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc quản lý, bảo vệ Quần thể di tích Cố đô Huế; Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động, có khả năng làm ảnh hưởng tới giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế; Xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên về huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu và tiến độ đề ra; Các kế hoạch hành động trong từng giai đoạn cụ thể, các nhóm giải pháp có tính định hướng giúp bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên gắn liền với di tích, khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư….

Theo đó, từ nay đến năm 2020, dưới sự chủ trì của UBND tỉnh, các đơn vị liên quan sẽ phối hợp để thực hiện 11 sản phẩm thuộc KHQL này, gồm: Quy chế phối hợp quản lý các di tích; Quy chế xây dựng tại các phường nội thành; Thống kê, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực I di tích; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích; Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý các di tích; Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ các di tích; Lập dự án trùng tu các di tích và quảng bá về Quần thể Di tích Cố đô Huế…
ĐỒNG VĂN