Cửu đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và hoàn thành năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế Triều Nguyễn, ngoại trừ Dụ đỉnh và Huyền đỉnh. Với 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, Cửu đỉnh là bách khoa thư về thiên nhiên, cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX, những bản đúc trên Cửu đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm bởi các giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Qua 200 năm, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu, nguyên gốc và duy nhất.

Qua những góc ảnh của tác giả Bảo Minh, Thừa Thiên Huế Cuối tuần mời bạn đọc thêm một lần thăm Cửu đỉnh, để nghe người xưa kể chuyện dư địa chí đất Việt qua những bản đúc nổi thủ công nhưng vô cùng tinh xảo. Tất cả những hình ảnh được lưu giữ nơi đây đều là những đặc trưng của các vùng, miền trải dài từ Bắc vào Nam. Và chỉ cần là con dân đất Việt, ai cũng có thể gặp được bóng dáng quê hương gần gũi của mình.

 Cao đỉnh (chính giữa) trước không gian Thế Miếu
 Cửu đỉnh trước Hiển Lâm Các
 Chiêm ngưỡng những bản khắc trên Cửu đỉnh
 Núi Thiên Tôn - còn gọi là núi Triệu Tường, núi Am ở Thanh Hóa
 Đại pháo - Súng đại bác
 Khôi Hạc - Chim hạc
 Nhật - Mặt trời