Năm 1889, con trai vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thành Thái, đã cho xây dựng lăng mộ của cha với tên gọi là An Lăng. Năm 1954, vua Thành Thái mất sau đó được an táng tại An Lăng. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân cũng được trở về và an táng bên cạnh lăng vua Thành Thái. Trong khuôn viên của An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ (Nguyễn Phúc Tộc). Sau hơn 120 năm tồn tại, trước tình trạng khu lăng xuống cấp nghiêm trọng, năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi công trùng tu An Lăng. Đầu tháng 8 này, công tác trùng tu hoàn thành và An Lăng chính thức đón khách tham quan.

Tuy kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn nhiều so với khu lăng tẩm khác của các vị vua Triều Nguyễn, nhưng khi có dịp, kính mời du khách ghé thăm An Lăng - nơi an nghỉ của các vị vua đã để lại cho xứ Huế hôm nay những di sản: cầu Trường Tiền, Trường Quốc Học, chợ Đông Ba và đặc biệt, để nhớ về vị vua yêu nước Duy Tân, chủ nhân của câu nói bên Cửa Tùng (Quảng Trị) năm nào: "Khi tay dơ thì lấy nước mà rửa, khi nước dơ thì phải lấy máu mà rửa”.

Qua chùm ảnh của tác giả Bảo Minh, Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 Lối dẫn trong An Lăng
 Không ảnh điện Long Ân trong An Lăng
 Án thờ vua Thành Thái
 Nơi vua Duy Tân an nghỉ
 
 Du khách thăm và chụp ảnh lưu niệm tại An Lăng