Ngoài số tiền phạt trên, hình thức phạt bổ sung là tiêu hủy số tôm đã bị bơm bột thạch rau câu. Cơ quan chức năng xác định, mặc dầu chất bột agar được bơm vào tôm không độc hại, nhưng hành vi này của các chủ cơ sở kinh doanh hải sản là hành vi gian lận thương mại (tăng trọng lượng), làm giảm chất lượng tôm, đánh lừa người tiêu dùng.
Công an bắt quả tang các nhân viên đang bơm tạp chất vào tôm |
Như baothuathienhue.vn đã thông tin, ngày 26/7, sau một thời gian theo dõi, lực lượng của đơn vị đã đột kích bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh thủy sản đang thực hiện hành vi bơm tạp chấp lạ vào tôm sú chết nhằm tăng trọng bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới.
Các cơ sở kinh doanh thủy sản bị lực lượng cảnh sát môi trường Công an Thừa Thiên Huế phát hiện bắt quả tang nhân viên đang dùng kim tiêm bơm tạp chất lạ vào tôm nhằm tăng trọng bán kiếm lời là cơ sở kinh doanh thủy sản Thân Huệ (tại địa chỉ 268 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) do ông Lê Văn Thân (47 tuổi) làm chủ và cơ sở kinh doanh thủy sản Hồng Dung (tại 169 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An) do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ.
Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm: 150 kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm. Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 cơ sở kinh doanh này hoạt động từ năm 2012 đến nay, thường xuyên nhập tôm sú chết, rồi bơm chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng để bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu lợi nhuận bất chính.
Theo Đại tá Nguyễn Thành Luân, việc bơm tạp chất vào tôm nói trên thực chất là bơm bột agar (bột thạch rau câu) vào tôm sú để biến những con tôm đông lạnh màu nhợt nhạt, hư hỏng thành con tôm có màu tươi sống và tăng được trọng lượng.
Thái Sơn