Báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn (Nhật Bản), dự thảo Quy hoạch xử lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn.

Toàn cảnh 

Mục tiêu đặt ra theo chiến lược quốc gia về quản lý xử lý chất thải rắn đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm 85% so với năm 2010. Về chất thải công nghiệp nguy hại, đến năm 2025 có có 80% được xử lý đến năm 2030 đạt 100%.

Dự thảo cũng đã làm rõ các quy hoạch thành phần về xử lý chất thải rắn xây dựng; quản lý phân bùn bể tự hoại; xử lý bùn thải nước thoát, xử lý chất thải mưa lũ…; các vấn đề môi trường và các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường. Về quản lý quy hoạch sẽ có các mô hình kiểm soát dòng chất thải, các chính sách định hướng… và các dự án ưu tiên đến năm 2020.

Tại hội nghị, đại diễn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương đã tham gia góp ý cụ thể vào bản quy hoạch, trong đó chú trọng vào cơ sở đánh giá; tính khách quan, khoa học đối với những con số thống kê, đánh giá thực trạng về chất thải rắn và nhu cầu xử lý hiện tại và dự ước tương lai đối với từng địa phương và toàn tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao sự chuẩn bị và kết quả nghiên cứu bước đầu của đơn vị tư vấn; đồng thời đề nghị ghi nhận các ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch đảm bảo tính khoa học, phù hợp và dể thực thi trong thực tế. 

Gia Bảo