Để giải quyết thách thức, chính phủ các quốc gia được kêu gọi bảo vệ hệ thống thương mại đa phương. Ảnh minh họa: WEF/Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp |
Theo đó, căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá dầu tăng đột biến. Giá dầu tăng sau đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế vĩ mô và cả thương mại quốc tế.
Trong báo cáo công bố vào đầu tháng 10, WTO dự báo khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% vào năm 2024, tăng nhẹ so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 2,6%.
Một cập nhật quan trọng trong bản báo cáo mới là triển vọng khu vực. Trong đó nhà kinh tế trưởng Ralph Ossa cho biết châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn mong đợi, trong khi châu Âu lại đang yếu hơn. Với đà này, châu Á sẽ tiếp tục là động lực chính của thương mại quốc tế cả về mặt nhập khẩu và xuất khẩu.
Có khả năng xuất khẩu ở châu Á dự kiến sẽ tăng 7,4% vào năm 2024, cao hơn so với mức tăng 4,3% ghi nhận của nhập khẩu.
Theo nhà kinh tế trưởng Ralph Ossa, WTO đã kỳ vọng thương mại sẽ phục hồi vào tháng 4 và đến nay, kỳ vọng phục hồi vẫn giữ nguyên cho thời gian tới. Điều này phần lớn là nhờ bình thường hóa lạm phát và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Trong số các quốc gia, Trung Quốc đã thể hiện thành tích xuất sắc về xuất khẩu và chính sách kích thích gần đây của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu trong nước và giúp cân bằng thương mại quốc tế.
Để giải quyết thách thức, chính phủ các quốc gia được kêu gọi bảo vệ hệ thống thương mại đa phương với tổ chức WHO là cốt lõi, đồng thời phải đảm bảo hoạt động của WTO phù hợp với thế kỷ 21.
Về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), nhà kinh tế trưởng của tổ chức WTO Ralph Ossa nhấn mạnh, tiềm năng của AI là rất lớn trong việc giảm chi phí thương mại, vượt qua rào cản ngôn ngữ và mở rộng các dịch vụ tích hợp kỹ thuật số.