Hoạt động tư vấn, giới thiệu các ngành nghề đào tạo của Trường Cao đẳng Huế |
Hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á là chuỗi hội thảo được tổ chức luân phiên từ năm 2007 bởi các trường đại học trong Ban Tổ chức hội thảo như: Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế (Việt Nam), Viện Nhân học Văn hóa (Việt Nam), Trường Cao đẳng Huế (Việt Nam), Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan)…
Hội thảo là diễn đàn quốc tế để thảo luận chia sẻ những kiến thức và phân tích tác động của công nghệ số đối với xã hội châu Á, tìm kiếm những giải pháp tích cực, đề xuất hướng vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục và hợp tác văn hóa giữa các quốc gia. Mặt khác, hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng cường mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và thế giới, đóng góp cho công cuộc hội nhập quốc tế của văn hóa, giáo dục Việt Nam thời hiện đại.
Lan tỏa văn hóa, kiến thức và sáng tạo thông qua các hoạt động giao lưu của Trường Cao đẳng Huế |
Lần đầu tiên đăng cai tổ chức hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á, Trường Cao đẳng Huế đã chủ động phối hợp với Viện Nhân học Văn hóa (đơn vị chủ trì) để triển khai công tác chuẩn bị các nội dung đảm bảo tổ chức hội thảo quốc tế được diễn ra thành công, hiệu quả. Trong đó, nhà trường đã xây dựng website hội thảo tại địa chỉ https://lscac2024.cdhue.edu.vn/ (có gắn hyperlink); Fanpage hội thảo LSCAC 2024 - Language, Society, and Culture in Asian Contexts (gắn hyperlink: https://www.facebook.com/lscac2024/).
Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo lần này hướng đến 14 chủ đề chính: Giáo dục và công nghệ số, dạy/học ngoại ngữ, giáo dục đa văn hóa ở châu Á, vai trò của công nghệ số trong việc bảo vệ ngôn ngữ, văn học châu Á hiện đại và vấn đề bản sắc văn hóa, cấu trúc xã hội các quốc gia châu Á, các xu hướng triết học hiện đại, du lịch ở châu Á, môi trường và dân số ở châu Á, kinh tế châu Á trong bối cảnh công nghệ số, bảo tồn di sản văn hóa, dịch thuật, trao quyền cho phụ nữ thông qua hiểu biết về công nghệ số, quản trị thông qua công nghệ số và sự tham gia của người dân để phát triển bền vững, lịch sử Đông Nam Á, văn hóa công nghệ số ở châu Á. Các chủ đề mang tính gợi mở và định hướng để những người tham gia có thể lựa chọn nội dung để đăng ký hoặc gửi bài báo cáo liên quan.