Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Sau 5 năm thi hành Luật PCTN năm 2018, công tác PCTN đã có những bước tiến quan trọng. Nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất tích cực, toàn diện, đồng bộ, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, biểu hiện ngày càng tinh vi; các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội.

Tại hội nghị, ý kiến tham luận của các đại biểu về kết quả thực hiện pháp luật về PCTN tại các bộ, ngành, địa phương cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật về PCTN trong những năm tới.

Tại Thừa Thiên Huế, qua 5 năm triển khai Luật PCTN, công tác PCTN có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đã được các cấp, các ngành quan tâm, tích cực thực hiện. Ý thức, vai trò, trách nhiệm của đảng viên, công chức, trong công tác PCTN từng bước được nâng lên. Công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, phòng ngừa tham nhũng phát sinh. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã tích cực xem xét, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng được phát hiện. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kiểm soát tài sản, thu nhập,...

LÊ THỌ