Hình ảnh tại một sàn giao dịch chứng khoán ở New York, Mỹ. Ảnh: Theguardian

Ông Herlin cho rằng, nền kinh tế toàn cầu được cho là hồi phục kỳ diệu từ cuộc khủng hoảng năm 2008 là vô căn cứ. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng trung bình ở Mỹ là 2%, được xem là một chỉ số yếu kém. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang chứng kiến những tăng trưởng kinh tế rất kém trong suốt 7 năm qua.

Hơn nữa, chính sách đối ngoại của châu Âu đối với Nga đang khiến nền kinh tế châu Âu suy thoái trầm trọng hơn. EU rõ ràng đã “tự bắn vào chân mình” bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga, dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU của Moscow. Theo các nhà kinh tế, đây là cuộc chiến ngoại giao vô nghĩa giữa EU và Nga.

Cho đến gần đây, các nước đang phát triển như Trung Quốc và Brazil cũng chưa ghi nhận nhiều tiến triển. Điển hình là nền kinh tế của Brazil đã không tăng trưởng kể từ năm ngoái. Điều tương tự cũng có thể thấy ở nhiều nước đang phát triển trong khu vực châu Á, nhà kinh tế học người Pháp lập luận.

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang ngồi trên cùng một con thuyền trong nỗ lực phát triển kinh tế. Sự suy thoái của bất kỳ nước lớn nào cũng có thể dẫn đến sự ảnh hưởng cho các nước còn lại. Vì vậy, thế giới nên cùng nhau hành động, chuyên gia người Pháp khẳng định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Sputniknews & Economist)