Nam thanh niên thản nhiên “giải quyết nỗi bức bí” dù trên cầu rất đông người và phương tiên qua lại.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế cho biết: “Chủ đầu tư (Ban Đầu tư và Xây dựng giao thông) khi bàn giao không có văn bản nào yêu cầu công ty quản lý vệ sinh. Trong quá trình quản lý (về điện chiếu sáng), công ty chủ động đề xuất UBND TP Huế đưa công tác vệ sinh mặt cầu và lan can vào khối lượng của năm 2013. Trách nhiệm của chủ đầu tư và UBND TP Huế là phải thống nhất quản lý vọng lâu, tránh xảy ra tình trạng tụ tập gây mất vệ sinh, tệ nạn xã hội. Nếu UBND TP Huế giao Công ty thực hiện thì bổ sung khối lượng cho công ty”.
Quỳnh Anh 

Năm 2012, công trình “cầu đường bộ Bạch Hổ” (tên gọi chính thức ngày nay là cầu Dã Viên) được khánh thành và đưa vào sử dụng. Dọc theo thân cầu có 6 vọng lâu để người dân và du khách có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh. Tuy nhiên, nơi đây lại đang bị “biến” thành “nhà vệ sinh công cộng” bởi sự vô ý thức của một bộ phận người dân và khách qua đường. Không người quản lý, nên ai có nhu cầu “giải quyết” đều có thể vào. Đầy rẫy vết bám loang lổ và mùi khai bao trùm, rất phản cảm. Giữa trưa ngày 26/8, một người đàn ông dừng xe bên lề rồi “vô tư” đi vào bên trong vọng lâu để “hành sự”, dù trên cầu có rất đông người và xe cộ qua lại.

Trong một buổi chiều quan sát tại một điểm vọng lâu cố định, chúng tôi ghi nhận có 6 lượt người “ghé thăm” rồi thản nhiên đi ra như đó là chuyện bình thường!? Cách điểm chúng tôi quan sát không xa, một người đàn ông điều khiển xe máy chở một phụ nữ tay xách nách mang và một trẻ nhỏ dừng lại. Người phụ nữ vội vàng dắt cậu bé đi thẳng vào bên trong vọng lâu, một lúc sau hai người cùng trở ra “đổi phiên” cho người đàn ông đi vào để “giải quyết nỗi bức bí”.
Các điểm vọng lâu trên cầu Dã Viên dành cho người đi bộ và du khách dừng chân thưởng ngoạn nhưng lại đang bị “biến” thành nơi tiểu tiện. Thực tế trên đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và dù ban ngày hay ban đêm. Trong khi đó phía cơ quan quản lý không có biển cấm hay lời nhắc nhở nào đối với những hành động thiếu ý thức này.
Bà Trần Thị Cầm (Phường Đúc, TP Huế) là người dân thường xuyên đi bộ và tập thể dục trên lề đường dành cho người đi bộ của cầu. Ngao ngán lắc đầu, bà Cầm cho hay, trước đây bà thường cùng bạn bè dừng chân ở các vọng lâu để hóng mát và thích thú ngắm cảnh đẹp của sông Hương. Nhưng hiện nay phía trong các vọng lâu quá, bẩn thỉu bởi mùi khai nồng nặc và rác thải nên họ không còn muốn vào đó nghỉ chân nữa cho dù rất mệt.
Cùng chung nỗi bức xúc về việc vọng lâu bị biến thành “toa lét công cộng”, ông Lê Đức (Phường Đúc, TP Huế) bày tỏ sự tiếc nuối: “Vọng lâu vừa là nơi nghỉ chân vừa là nơi ngắm cảnh. Đứng ở vọng lâu có thể nhìn thấy cảnh hai bên bờ sông Hương đẹp đến thế, mà nay chẳng còn ai “thèm” vì không ai chịu nổi mùi hôi thối và rác thải bừa bãi ở trong đó. Đôi khi tôi thấy một vài người nước ngoài ghé vào nhưng rồi vội vã trở ra, họ lắc đầu khiến tôi cảm thấy rất xấu hổ”.
Không chỉ tiểu tiện bừa bãi, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ thường xuyên mang đồ ăn thức uống đến rồi ngang nhiên vứt rác ở đó khiến không gian trở nên bẩn thỉu, hôi hám. Bất đắc dĩ những người đi bộ, tập thể dục, hay du khách yêu thích ngắm cảnh hóng mát phải lựa chọn giải pháp ngồi ở bên ngoài lề cầu hoặc trên lan can cầu rất nguy hiểm đến tính mạng.
Bài, ảnh: Dương Thương