“Cả Tổng thống Obama và tôi cam kết sẽ làm việc với những đồng nghiệp tại Quốc hội Mỹ và làm tất cả những gì có thể để khôi phục đầy đủ hoạt động tài trợ của Mỹ cho UNESCO. Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu Mỹ giữ được ghế của mình trong Hội đồng chấp hành”, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ khẳng định tại trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp).

Trụ sở chính của UNESCO tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: PressTV

Trong năm 2013, Mỹ và Israel đã mất quyền biểu quyết tại đại hội 195 thành viên tại UNESCO, 2 năm sau khi ngừng đóng góp tài chính cho các hoạt động của tổ chức này, để thể hiện thái độ về quyết định công nhận Palestine là thành viên đầy đủ. Mỹ coi đây là quyết định vội vàng, hủy hoại mục tiêu chung nhằm có được thỏa thuận hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài giữa Israel và Palestine. UNESCO phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với sự thiếu hụt tài chính sau quyết định của Mỹ.

Ngoại trưởng John Kerry cũng khẳng định rằng, Chính phủ Mỹ sẽ giúp UNESCO trong một số hoạt động như phục hồi những di sản bị các nhóm khủng bố cực đoan phá hủy, đảm bảo sự an toàn của các nhà báo và cải thiện môi trường thế giới. Washington vẫn đang là một thành viên của Hội đồng quản trị có nhiệm vụ giám sát việc quản lý chung của tổ chức. 

Lê Thảo (lược dịch từ AP & AFP)