Một suất ăn sáng là chuyện nhỏ, nhưng thú thực lúc đó cả tôi và ông bạn đều cảm thấy hơi bị “quê”. Tôi đã đi du lịch gần mười nước châu Á. Bạn tôi đã qua châu Âu và châu Mỹ. Nhưng sự cố này là lần đầu tiên tôi gặp. Vậy nên mới thấy “hơi bị quê”, và tiện thể xin có đôi lời bàn góp.

Buffet buổi sáng từ rất lâu đã phổ biến tại các khách sạn từ 3 sao trở lên. Chỉ cần có khoảng 30 khách lưu trú đã có thể tổ chức buffet miễn phí. Khách càng nhiều thì thực đơn càng phong phú, hấp dẫn. Buffet tại các khách sạn là một bước chuyển biến về tư duy của các ông chủ doanh nghiệp du lịch. Đó là cách làm mới một dịch vụ cũ: thay tô phở, tô bún, dĩa mỳ ốp la... bằng bữa ăn nhiều món để khách hàng có sự lựa chọn cho hợp sở thích, khẩu vị của mình. Có những khách sạn đã biết giới thiệu các món ăn đặc sản địa phương, tạo ra sự thú vị cho du khách khi họ có thêm một cơ hội thưởng thức và khám phá văn hóa ẩm thực của điểm đến.
Thực ra thì khách sạn đã đưa bữa buffet sáng vào giá thành phòng ngủ nhằm đem lại sự thoải mái và tiện lợi cho du khách. Hai phiếu ăn trong tay của ông bạn tôi đã được tính đủ trong giá phòng rồi. Chúng tôi phải mua thêm một phiếu là khách sạn đã tính thêm. Đó là chủ trương, là chính sách khách hàng do mỗi doanh nghiệp khách sạn áp dụng, không có gì là sai. Nhưng có người gọi đó là điểm hơi bị “trái khoáy”. Ngẫm lại tôi cho đó là một dấu trừ. Trong bối cảnh cạnh tranh và phát triển lành mạnh doanh nghiệp cần có thêm những dấu cộng.
Chính sách tính thêm như trường hợp tôi vừa gặp chắc là không nhiều. Doanh thu từ chính sách này là không đáng kể. Tôi nghĩ doanh nghiệp du lịch nên nghĩ ra những chính sách cho thêm biết đâu lợi nhuận sẽ cao hơn. Ví dụ như những “Tuần lễ vàng” đối với du khách mà Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã và đang áp dụng rất có hiệu quả.     
Thanh Tùng