"Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm doanh số bán hàng và du lịch, nhưng vấn đề còn nghiêm trọng hơn là thoả thuận về nguồn cung dầu/khí đốt và các khoản đầu tư vào hệ thống ống dẫn và công trình giao thông", phó giáo sư Friedman cho biết.

Nga bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ ngày 1/1 vừa qua, sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom Sukhoi Su-24 của Nga ngày 24/11 năm ngoái, và các biện pháp trừng phạt đã có tác động ngay lập tức đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia phân tích chính sách tại Viện Các vấn đề Vùng Vịnh Adam Whitcomb nói với Sputnik.

 

Theo ông Friedman, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã không thành công trong chiến thuật cố gắng yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt buộc hoặc thuyết phục Nga dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nói trên."Tôi không mong đợi WTO có tác động nhanh chóng để đảo ngược những tác động từ lệnh trừng phạt của Nga", ông Friedman nói rõ, và cho rằng, Tổng thống Erdogan nên nén lòng tự tôn của mình lại và công khai xin lỗi về Nga về vụ bắn hạ máy bay.
"Ngoài các vấn đề kinh tế còn ẩn chứa những tác động về địa chính trị ... Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không quay ngược lại để sửa đổi cho hành động của mình với Nga, bất chấp nền kinh tế suy yếu", Sputnik trích lời chuyên gia Whitcomb cho hay."Các biện pháp trừng phạt tạo ra một nhịp hẫng kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ, khi Nga là đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước này, và 10% tổng lượng khách du lịch đến Thổ là từ Nga. Theo đó, các biện pháp trừng phạt ước tính sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất tổng cộng khoản 20 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ". Tuy nhiên, cho dù phía Thổ phải chịu nhiều tổn thất từ các biện pháp trừng phạt mới, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dường như sẽ không xin lỗi Nga để có thể dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trên, ông Whitcomb dự đoán.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện quan điểm của đất nước trong việc bảo vệ biên giới. Phải chăng đã đến lúc phải bồi thường cho vụ máy bay Nga, với một số thỏa thuận để giữ thể diện, nhằm tránh những sự cố tương tự trong tương lai ... và có thể trở lại kinh doanh và đầu tư như bình thường?"

Ông Whitcomb cảnh báo rằng, trong trường hợp tình huống xấu vẫn xảy ra, Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với khả năng của một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vì những căng thẳng ngày càng tăng nhanh và các cuộc xung đột trong khu vực,.

"Hành vi bạo lực quốc tế trong vài tháng qua đã khiến những siêu cường trong khu vực Trung Đông và Âu Á phải rút lại các hoạt động thông tin liên lạc, du lịch hàng không, kinh doanh thương mại giữa các nước, và cuối cùng, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các quốc gia đồng minh và không đồng minh phương Tây".

Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & RT)