Bánh chưng trên một con phố Hà Nội xưa. Ảnh: AFP |
Bài viết kể về bà Trần Thị Tâm ở Hà Nội cùng với những nỗi niềm về món bánh truyền thống của dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy năm nay bà Tâm đã bước qua tuổi 90, nhưng bà vẫn không để con cháu mua và dùng bánh chưng, bánh dày ở cửa hàng. Thay vào đó, người phụ nữ Hà Nội ấy và những đứa con của mình bỏ ra hơn một ngày để tỉ mẫn gói gém và chuẩn bị món ăn Việt Nam làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, được bọc trong chiếc lá màu xanh chuối và buộc cẩn thận bằng dây lạt.
“Bánh chưng được làm ở bên ngoài là không tốt”, bà Tâm nhấn mạnh.
Chiếc bánh được đun sôi trong vòng 12 giờ, là một trong những món ăn đặc biệt thường được chuẩn bị cho dịp Tết, kỳ nghỉ kéo dài một tuần ở Việt Nam.
Tết năm nay bắt đầu từ ngày 8/2. Đây là dịp các gia đình quay quần bên nhau trong năm mới và thực hiện một loạt các hoạt động truyền thống, chẳng hạn như dọn dẹp và trang trí nhà cửa, tặng quà và mừng tuổi…
Theo một truyền thuyết, bánh chưng được một hoàng tử Việt Nam chế biến từ hàng ngàn năm trước, để gây ấn tượng với cha mình trước khi ông chọn người để trao lại ngai vàng. Hài lòng với hương vị của chiếc bánh và ấn tượng với sự tôn trọng lễ nghi của con trai mình, nhà vua đã truyền lại vương miện cho vị hoàng tử nói trên.
Ngày nay, loại bánh này được đặt trên bàn thờ các gia đình để dâng lên tổ tiên và những người được tôn kính trên khắp đất nước Việt Nam.
Thế nhưng, nhiều gia đình ngày càng có xu hướng mua bánh chưng từ các cửa hàng thay vì tự tay làm chúng. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất bánh chưng thương mại cố gắng đẩy nhanh tiến độ chế biến bằng cách thả pin vào nồi luộc bánh, phương pháp mà đài truyền hình nhà nước Việt Nam cảnh báo là rất nguy hiểm.
Đối với bà Tâm, đây cũng là một lý do khác để các gia đình Việt Nam lưu giữ truyền thống nấu món bánh đầy ý nghĩa này ngay dưới mái nhà của mình.
Thanh Ngân (lược dịch từ AFP)