Lá cờ của Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu ở thủ đô London, Anh. Ảnh: AP

Thỏa thuận nói trên được Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite khẳng định. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng lên tiếng xác nhận việc “nhất trí hỗ trợ” nhằm giữ Anh trong EU.

Trong đó, thỏa thuận mới bao gồm:

- “Ngừng khẩn cấp” tuyên bố của EU về lợi ích của người di cư kéo dài trong 7 năm; thay vào đó tuyên bố này sẽ được áp dụng cho một cá nhân không quá 4 năm;

- Ngoại lệ cho Anh trong việc hội nhập chính trị sâu hơn và nhất trí các yếu tố để đảm bảo đối xử công bằng trong các thoả thuận tài chính và kinh tế giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực đồng euro;

- Một hệ thống chỉ số hoá toàn EU dành cho thanh toán các lợi ích về con cái cho các công nhân có con em sống trong một quốc gia thành viên khác của EU;

- Quyền cho người Anh giám sát các tổ chức tài chính và thị trường để giữ gìn sự ổn định.

Trước đó, các nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Brussels để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư và ảnh hưởng của nó đối với Liên minh châu Âu. Thủ tướng Anh David Cameron đã đe dọa sẽ hủy bỏ vị trí thành viên của Anh trong EU nếu các điều kiện mà nước này đưa ra không được đáp ứng. Khối Visegrad bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia và Ba Lan đã quyết liệt phản đối các điều khoản của Vương quốc Anh.

Bây giờ, sau khi Thủ tướng Anh David Cameron đã đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo châu Âu, ông sẽ phổ biến cho công chúng Anh, cũng như lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới đây.

Lê Thảo (lược dịch từ Sputniknews & Reuters)