Người dân Sydney (Australia) biểu tình phản đối việc trục xuất người tị nạn. Ảnh: AP

Số lượng người tị nạn đang cố gắng đến Australia là nhỏ hơn so với những người tị nạn đến châu Âu. Tuy nhiên, an ninh biên giới là một vấn đề chính trị nóng bỏng ở nước này, nhất là trong bối cảnh Australia dự kiến tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc vào cuối năm nay.

Cuộc hội đàm với Chính phủ của 3 nước Đông Nam Á tập trung vào khả năng giải quyết 1.459 tù nhân tị nạn, nhiều người trong số đó đã đến Australia từ khi nước này được đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền trước đó.

Ngoài ra, 3 quốc gia khác cũng tham gia vào giai đoạn đầu của cuộc đàm phán, nhưng theo tờ báo trên, những nước này chưa có sự đồng nhất với vấn đề được đưa ra thảo luận. Một phát ngôn viên của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull từ chối xác nhận hay phủ nhận báo cáo này.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cảnh báo rằng, đây là “những ngày đầu tiên” của cuộc đàm phán, cách nhìn nhận của các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến kết quả của phiên thảo luận.

Australia được cho là có chính sách nhập cư cứng rắn khi chuyển những người xin tị nạn bất thường đến các trại tị nạn ở Nauru và Manus của Papua New Guinea. Họ không bao giờ là đủ điều kiện để được tái định cư tại Australia.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, nước này “không có khả năng” tái định cư vĩnh viễn cho người tị nạn, đồng thời nói thêm rằng chính phủ của ông đang phải đối mặt với những “thử thách để đáp ứng các nhu cầu của chính người dân của mình”.

Australia đã chi 150 triệu USD trong hơn 5 năm để đổi lấy việc tái định cư vĩnh viễn cho một số người tị nạn. Canberra cũng hứng chịu những lời chỉ trích từ Liên Hợp Quốc và các nhóm nhân quyền liên quan đến chính sách cứng rắn của mình.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Scoopnest)