Dịch vụ tự phục vụ sẽ được áp dụng tại Sân bay Changi Terminal 4 vào năm 2017. Ảnh: Straitstimes

Tổ chức hàng không toàn cầu đã đưa ra nhận định trên như một vấn đề cần lưu tâm trong một khu vực phải đối mặt với những hạn chế về cơ sở hạ tầng nghiêm trọng và số lượng ngày càng tăng du khách ngành hàng không.

Để du khách tự làm một số việc cho phép các sân bay có thể tiếp cận với hành khách nhanh hơn và tăng khả năng xử lý, ông Vinoop Goel, giám đốc phục trách mảng sân bay, hành khách, hàng hóa và an ninh của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nói với The Straits Times.

Trên toàn cầu, 3 trong số 10 du khách có thể tiếp cận với dịch vụ tự phục vụ, bao gồm check-in và gắn thẻ hành lý, kiểm tra giấy tờ và thông tin về các chuyến bay được đặt lại sau khi bị gián đoạn hoặc hủy bỏ. Không kể đến châu Phi và Trung/Nam Mỹ, mức độ tiếp cận này ở các sân bay châu Á lạc hậu so với các vùng khác.

Tại Bắc Mỹ, dịch vụ nói trên chiếm đến 46% du khách, mức cao nhất trên toàn thế giới.

Nếu các sân bay ở châu Á không phát triển nhanh hơn, du khách sẽ bị ảnh hưởng, ông Goel cảnh báo. "Chúng tôi đang xem xét đến những chuyến bay bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, rất nhiều người phải chờ đợi tại sân bay," ông nói. "Đó sẽ là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cho hành khách. Điều này cũng có thể gây ra tác động xấu về du lịch mà từ đó, lần lượt sẽ có tác động đến việc làm và các biến số kinh tế khác".

Theo giám đốc Goel, nhiều trong số các sân bay trong khu vực đã vượt quá khả năng hoặc sẽ đạt đến giới hạn trong 5-7 năm tới.

Mặc dù một số sân bay như Changi của Singapore và Hồng Kông có kế hoạch cụ thể để mở rộng cơ sở hạ tầng, thì nhiều sân bay khác - kể cả ở các trung tâm lớn như Bangkok, Manila và Jakarta – vẫn không đưa ra được một quy hoạch rõ ràng, ông nói thêm, nhấn mạnh rằng: "những gì chúng ta đang nói tới là phát triển một quy hoạch tổng thể, và trong thời gian đó, từ năng lực hiện tại, các sân bay cần thử nghiệm và cải thiện thông với việc thực hiện các công nghệ tự phục vụ."

Sân bay Changi Terminal 4 - mở cửa vào năm tới, sẽ chủ yếu dựa vào các quầy tự phục vụ để xử lý khách du lịch từ việc check-in cho đến đăng ký lên máy bay.

IATA hướng đến việc sẽ có thể có dịch vụ tự phục vụ cho khoảng 8 trên 10 du khách vào năm 2020. Điều này sẽ không chỉ có lợi cho khách du lịch, mà cũng có thể có khả năng tiết kiệm cho ngành công nghiệp này hơn 2 tỷ USD/năm, ông Goel nói.

Jetstar Asia, hãng tiên phong trong dịch vụ tự phục vụ tại sân bay Changi, cho biết phản ứng của khách du lịch về dịch vụ này là khá tích cực.

Tố Quyên (lược dịch từ Straitstimes & The Nation)