Với iPhone

Điều này thực sự khá đơn giản, miễn là bạn thiết lập một mật khẩu hoặc mã PIN cho iPhone hoặc iPad trên màn hình khóa (Lockscreen), thiết bị sẽ được mã hóa.

iOS sẽ tiến hành mã hóa dữ liệu ngay lập tức thông qua màn hình khóa

Nếu không biết mã truy cập, không ai có thể mở khóa nó, có nghĩa là dữ liệu cá nhân của bạn, bao gồm hình ảnh, tin nhắn, email, lịch, danh bạ và các dữ liệu từ ứng dụng khác, sẽ được đảm bảo.

Trong trường hợp bạn không sử dụng một mật khẩu khóa màn hình, bạn hãy làm điều đó ngay lập tức bằng cách truy cập vào Settings > Touch ID & Passcode, nhấp vào Turn Passcode On và nhập mật mã mạnh hoặc mật khẩu bảo vệ theo ý của bạn.

Với Android

Điều này diễn ra phức tạp hơn một chút, trong đó phiên bản iOS mới hơn có thể dễ dàng hơn để hoàn tất.

- Với các thiết bị Nexus, Galaxy S7 hoặc điện thoại đi kèm với Android 6.0 thì cũng như iPhone, bạn hãy vào ứng dụng Settings để kích hoạt khóa bảo vệ màn hình, và lúc đó điện thoại sẽ được mã hóa.

Việc mã hóa thiết bị Android phức tạp hay không tùy thuộc phiên bản sử dụng 

- Với các thiết bị cũ hơn, thủ tục mã hóa phức tạp hơn một chút khi bạn phải tiến hành thực hiện bằng tay. Bạn thậm chí sẽ phải làm điều đó với một số thiết bị mới như Galaxy S6 và Moto X Pure. Truy cập vào Settings > Security, chọn Encrypt phone. Ở màn hình hiện ra, bạn có thể chọn mã hóa thẻ microSD để các thiết bị khác không thể đọc dữ liệu trên nó bằng cách vào menu Security, chọn Encrypt external SD card. Khi đã xong, bạn vẫn sẽ cần phải thiết lập một mật khẩu cho màn hình khóa.

Theo CNET có một lý do khiến bạn xem xét việc mã hóa thiết bị Android đó là thiết bị có thể chậm hơn một chút khi truy cập các thông tin mã hóa, thế nhưng sự sụt giảm hiệu suất này không thực sự đáng chú ý trên các thiết bị đời mới, ngoại trừ các thiết bị giá rẻ.

Lê Thiều (theo thanhnien.com.vn)