Muỗi Aedes aegypti là vật trung gian lây truyền virus Zika. Ảnh: Medicalxpress
Biến đổi khí hậu góp phần dẫn đến sự gia tăng về số lượng của các loài muỗi”, theo bác sĩ Moritz Kraemer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, Anh.
Sự thay đổi khí hậu cũng làm tăng tốc quá trình sinh sản và phát triển của muỗi. Nhiệt độ cao làm rút ngắn thời gian để một quả trứng muỗi nở thành con muỗi.
Cụ thể là, ở nhiệt độ 28 độ C, quá trình trứng nở thành muỗi chỉ xảy ra trong vòng 9-10 ngày, trong khi ở 25 độ C, quá trình này phải mất tới khoảng 2 tuần. Ngoài ra, các loại virus cũng có xu hướng tái tạo một cách nhanh chóng hơn trong môi trường ấm hơn. Đáng chú ý, quá trình truyền virus từ muỗi sang người cũng nhanh hơn so với ở nhiệt độ thấp, khiến một con muỗi mang virus gây bệnh có thể lây lan cho nhiều người hơn, làm tăng số lượng người nhiễm virus Zika.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, những yếu tố khác như việc di chuyển và du lịch khắp thế giới của con người cũng góp phần khiến các loại virus do muỗi truyền lây lan nhanh chóng hơn.
LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP & Medicalxpress)