Kinh đô Huế thất thủ

 Vào ngày 4-7-1885 (22-5 âm lịch), khoảng 9 giờ tối tại tòa khâm sứ Pháp bên bờ sông Hương, thống soái DeCourcy mở đại tiệc tưng bừng. Bốn ngày trước đó, ông ta từ Pháp đặt chân đến Việt Nam với sự mạng bình định hoàn toàn xứ An Nam. Ánh đèn lắp lánh như sao trong vườn cây và sáng rực trong dinh thự. Tân khách gồm có 30 sĩ quan, một ít nhân viên trong tòa sứ, cố đạo Caspar và 5 giáo sĩ.
 
Vua Hàm Nghi
Đến nửa đêm, đám tân khách của thống soái đều rút lui về nhà ở chung quanh tòa khâm sứ. Đúng một giờ sáng, lúc mọi người đang yên ngủ, đại bác trên mặt thành đều nhằm tòa sứ khu vực người Pháp và đồn Mang Cá nhả đạn. Nhà cửa cháy tứ phía, khói lửa bốc mịt mù. Tòa khâm sứ bị thiệt hại nặng, nhà kho nhà ở sụp đổ và bốc cháy.
 
Phản ứng của quân Pháp rất nhanh và dữ dội. Pháo thuyền LaJaveline bắn vào thành trả đũa. Từ các trại lá lính Pháp đổ ra chống cự, nhiều kẻ gần như không mảnh vải che thân. Họ đẩy lùi được những toán quân Nam xông vào chiếm tòa sứ và Bộ tham mưu. Đại bác của quân Nam chỉ bắn một số mục tiêu nên quân Pháp ít tổn thất về nhân mạng. Đến 4 giờ sáng, trung tá Pernot và đại tá Metzinger dẫn hai cánh quân tấn công thành, cánh trái họ chiếm được một pháo đài rồi tiến sát đến cửa Đông đốt hết trại lính Nam và tràn đến trước Lục Bộ diệt được quân phòng thủ, phần lớn là dân vùng sơn cước miền Bắc. Rồi họ tấn công cửa Ngọ Môn. Quân trú phòng ở đây chống cự rất yếu ớt, nhiều người hoảng hốt nhảy bừa xuống đất. Đại tá Metzenger cho hạ cờ An Nam xuống, treo lên một lá cờ tam tài bằng dây thắt lưng đỏ, một mảnh vải quần trắng và một cái khăn choàng xanh. Trong lúc đó cánh mặt của họ phải hết sức gay go mới chiếm được Vọng Lâu thứ nhất, thứ hai, thứ ba, sau cùng tiến thẳng vào Hoàng Cung. Dân trong thành già trẻ lớn bé tranh nhau chạy, giẫm lên nhau chết rất nhiều.
 
Không phân biệt già trẻ trai gái, quân Pháp tàn sát dân chúng chạy loạn một cách dã man, tiếng la khóc vang trời dậy đất. Cuộc giao tranh chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, về phía người Nam theo sự ước lượng thì quân số tham gia trận chiến gần 20.000 người, tử vong 1.200 – 1.500 người.
 
Phía Pháp 60 tên lính bị giết và 4 sĩ quan cùng chung số phận: đại úy Bruneau, đại úy Drouin, trung úy Peuicot và trung úy Bouché. Lực lượng Pháp tính chung có 31 sĩ quan, 1.387 tên lính và 17 cỗ đại bác.
 

Quan phụ chính Tôn Thất Thuyết                   

Kinh thành thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Tôn Thất Thuyết thất bại trong cái kế diệt quân Pháp ở kinh thành. Song các võ quan Pháp đều khen ngợi Tôn Thất Thuyết  tổ chức rất chu đáo, sở dĩ thua là tại vũ khí kém hơn. Họ cũng thừa nhận những cuộc bạo động mà Tôn Thất Thuyết đã làm là được thúc giục bởi lòng yêu nước nồng nàn.
 
Vua Hàm Nghi chạy nạn
 
Sau khi vua Tự Đức băng hà, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm hết việc triều chính. 3 vua Tự Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc bị giết trong 4 tháng.
 
Một buổi sáng đầu tháng 8-1884, cậu bé Ưng Lịch (1) 14 tuổi đang đánh khăng với lũ trẻ ngoài đường bỗng bị một toán người đến vây quanh mình. Họ đưa áo mũ sang trọng cho cậu thay, nhưng cậu không dám mặc và cũng không dám cầm lấy. Đám người ấy sấn tới lột bộ đồ mà cậu đang mặc rồi choàng cho cậu bộ đồ vương giả. Không dám chống cự, cậu phải theo đoàn sứ giả đi giữa hai hàng thị vệ tiến vào chánh điện để cho triều thần làm lễ đăng quang. Đó là vua Hàm Nghi.
 
Khi lập vua Hàm Nghi, Nam triều không hỏi ý kiến khâm sứ Rheinart, nên Pháp không thừa nhận vua mới. Tình hình trở nên nghiêm trọng, Tôn Thất Thuyết cho đặt súng lên mặt thành, ngấm ngầm chuẩn bị một cuộc chiến đấu mới. Cuối năm 1884, quân Pháp thất bại nặng ở Lạng Sơn. Nội các Jules Ferry đổ. Brisson lập nội các mới, cử thống soái De Courcy mang đại quân sang Việt Nam, kiêm cả quân sự lẫn ngoại giao ở Đông Dương, với một chính sách quyết liệt hơn và ở giai đoạn cuối của chính sách ấy là chiếm kinh thành Huế.
 
4 giờ sáng 23-5 năm Ất Dậu, các mặt trận đều thua, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cầm gươm vào tâu xin rước vua vào tam cung (2) rời khỏi kinh thành. Đêm hôm ấy nghe trong cung tiếng súng và quân reo hò, biết là có chiến tranh nhưng tại sao hai bên xung đột thì không ai không ai chạy?”. Tôn Thất Thuyết không đáp, sai quân sĩ vực vua lên kiệu ra khỏi hoàng thành. Đạo ngự đông hơn 1.000 người, phần lớn là các đại thần, thần, chạy rất nhanh. Tới đò Kẻ Vạn không có thuyền, Tôn Thất Thuyết đành phải dẫn đạo ngự chạy lên phía chùa Thiên Mụ.
 
Đến Quảng Trị, tam cung trở về Huế, riêng vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết  và một số quan lại, tướng lĩnh tiếp tục cuộc kháng chiến, theo đường Cam Lộ lên Tân Sở. Thành Tân Sở cách Huế gần 100km về phía Bắc, xây từ năm 1883, lúc vua Tự Đức còn sống. Do bắt đầu lo sợ trước trước rồi phái Nguyễn Văn Tường đứng đốc công xây thành. Tân Sở có nghĩa là “Kinh đô mới” xây trên một cao nguyên cách huyện Cam Lộ 15km, chiều dài 548m, ngang 418m, chung quanh có lũy tre bao bọc, doanh trại quân sĩ đầy đủ các nhu cầu để chịu đựng một cuộc bao vây.
 
Kêu gọi văn thân
 
Đến Tân Sở, quân sĩ còn được gần 1.000 người vào đóng trong thành. Nhà vua ngự tại nhà Xã Điểm, một nhà giàu ở ngoài thành. 10 ngày sau, Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng quay về Cam Lộ tới Thủy Ba. Sáng hôm sau định chạy ra Quảng Bình thì có tin thành Động Hải (Đồng Hới ngày nay) ở Quảng Bình thất thủ, đường ra Bắc bị chặn, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua quay về Tân Sở. Ít hôm sau đạo ngự lại bỏ Tân Sở chạy về phía Mai Lĩnh sang Lào. Từ Mai Lĩnh, đạo ngự lần theo dãy Trường Sơn qua những miền rừng rậm um tùm, toàn là dân thiểu số. Nhiều người bị mắc bệnh bỏ lại dọc đường rồi từ sông Khône qua Mường Tchépon, Mường Vang tới Mahassay giáp giới tỉnh Quảng Bình. Lúc này vào tháng 9, ở Lào mưa liên miên như thác đổ, đường sá, sông suối đều ngập lụt không thể xê dịch. Nhiều khi đạo ngự phải dừng ở giữa rừng, quân lính chặt cành lá dựng những túp lều nhỏ cho vua, quan tạm trú. Vua bị sốt nặng phải ngồi mãi trong kiệu. Hết mùa mưa, Tôn Thất Thuyết  liền đưa vua qua đèo Quy Hợp sang Hà Tĩnh đóng ở đồn Sơn Phòng (thành này xây trên núi Ấu Sơn thuộc làng Phú Gia huyện Hương Khê). Tại đây, Tôn Thất Thuyết sai thảo chiếu Cần Vương đưa vua Hàm Nghi phê chuẩn rồi gửi đi các tỉnh. Chiếu có đoạn: “Hiện nay trẫm cùng với Tôn Thất Thuyết đã tới Ấu Sơn, các quan trong ngoài đều tề tựu đông đủ cả ở miền này, văn thân, dân chúng, binh sĩ đều lần lượt dự việc Cần Vương. Thế nước đang loạn ly, ta khoanh tay mà nhìn sao được…”.
 
Chiếu Cần Vương ban ra làm cho lòng dân khắp nơi đều nô nức. Sĩ phu bỏ bút nghiên cầm súng, nông dân bỏ cày cuốc cầm gươm, nhiều nhà phú hào đổi nhà thành trường diễn võ, đem tiền của giúp sắm khí giới binh lương. Họ bí mật kéo lên miền Hương Khê, cờ Cần Vương phấp phới chung quanh núi Ấu Sơn. Trong những đội quân theo vua Hàm Nghi, có một đội quân Mường rất thiện chiến do Trương Trương Ấu Sơn, Ngọc mang toàn đội đến giúp, được Tôn Thất Thuyết cho dự vào đội quân hộ giá.
 
 
Bán vua với giá 500 lạng bạc
 
Thực dân Pháp liên tục cho quân đuổi đánh đoàn quân của Tôn Thất Thuyết. Chúng treo giải thưởng 2.000 lạng bạc đổi lấy thủ cấp TTT và 500 lạng cho kẻ nào bắt được vua Hàm Nghi. Cho đến cuối năm Ất Dậu, nhiều trận đánh đã diễn ra. Quân Pháp bị quân Mường của Ngọc gây nhiều thiệt hại. Đại úy Hugo bị hai phát tên phải trở về Vinh và chết hôm sau đó.
 
Đầu năm 1886, quân Pháp lại kéo tới Cửa Khe đánh với quân vua Hàm Nghi. Trận chiến kéo dài suốt ngày, một trung úy Pháp chết, quân Pháp đại bại. Nhưng Pháp vẫn quyết chiếm cho được Cửa Khe. Trương Quang Ngọc ít quân, thế không chống cự nổi, phải mang vua chạy vào vào tuổi) và Tôn Thất Thiệp (15 tuổi) bảo vệ vua tiếp tục kháng chiến.
 
Một hôm, đi tuần trên sông, quân Pháp bắt được hai lính Nam, biết được vua Ham Nghi hiện ở Thanh Cước, hầu cận vua có Trương Quang Ngọc. Theo lời khai, Pháp thấy bắt được Trương Quang Ngọc là bắt được vua Hàm Nghi.
 
Ngày 18-7-1887, đại úy Monteaux đem một toán lính Arập tới bao vây Thanh Cước và chỉ tịch thu một ít khí giới đạn dược. Còn Trương Quang Ngọc thì đã lánh qua Chà Mạc. Lúc lục soát chỗ ở của Ngọc, Monteaux bắt được một cái dọc tẩu và bàn đèn… Ít lâu sau, Monteaux đưa cho Cả Hinh – cha vợ Ngọc – bảo trả lại cho Ngọc kèm theo bức thư khuyên Ngọc bắt nộp vua Hàm Nghi mà lập công. Ngọc viết thư trả lời và hứa giúp đại úy Monteaux bắt nhà vua.
 
Vào tháng 10-1888, có một người khai tên là Nguyễn Tinh Đình xin vào yết kiến đại úy đồn Đông Ca. Y cho biết là cai đội theo hầu cận vua từ khi trốn ra khỏi Huế, vua hiện ở trong một cái nhà do dân Chà Mạc dựng lên trên bờ khe Tá Bào. Đạy úy Boulangier trao cho Đình một bức thư gửi Ngọc. Mấy hôm sau, Ngọc lẻn tới đồn và được giao phó cùng với Đình dẫn 20 tên lính Mường đi bắt nhà vua, hứa việc thành công sẽ trọng thưởng.
 
Đoàn quân kéo đến bao vây chỗ ở vua Hàm Nghi. Nghe có động, Tôn Thất Thiệp vác gươm toan xông ra chống cự bị giết ngay tại chỗ. Vua đang ngủ trên một cái chõng tre trải chiếu sực tỉnh dậy với lấy gươm thì bị một tên lính Mường nhảy tới ôm ngang bụng, vua chỉ gươm vào ngực Ngọc bảo: “Mày giết ta đi còn hơn là đem nộp ta cho Tây”. Nói dứt lời thì bị giật gươm, lúc đó là 10h tối ngày 2-11-1888.
 
Qua hôm sau, người Pháp đóng bè đem vua về Thanh Cước rồi đưa tới Thuận An, xuống pháo thuyền la Comète giải vào Sài Gòn. Tới đây người Pháp lại chuyển nhà vua qua chiếc tàu Biên Hòa đưa đi đày ở Alger (Algérie) Bắc Phi Châu.
 
Ngô Tuệ
 
(1) Ưng Lịch là em ruột vua Kiến Phúc, không phải con nuôi vua Tự Đức, nhưng sở dĩ được lựa chọn là vì nhỏ tuổi. Vua Đồng Khánh, người đáng được nối ngôi thì lại không được cảm tình của hai quan phụ chánh Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
(2) Tam Cung: thái hậu Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức; thái hậu Thuận Hiếu – vợ vua Tự Đức mẹ nuôi Dục Đức; bà Học Phi vợ thứ Tự Đức mẹ nuôi Kiến Phúc.