Người Hồi giáo Iran sẽ không tham gia lễ hành hương Hajj năm nay. Ảnh: Sputnik
Cả hai nước đổ lỗi lẫn nhau về thất bại ngoại giao nói trên. Theo một quan chức của Bộ Văn hóa Iran, Tehran lo lắng về sự an toàn cho công dân nước mình sau khi xảy ra thảm kịch hồi tháng 10 năm ngoái, khiến hơn 2.000 người hành hương, trong đó có 464 công dân Iran, đã phải thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại nơi linh thiêng nhất của Hồi giáo, đánh dấu thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử của một trong các cuộc hành hương lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, phía Riyadh bác bỏ khẳng định của Tehran. Theo một tuyên bố được đưa ra bởi trang tin nhà nước Sabq, một thỏa thuận nhằm thu xếp cho lễ hành hương Hajj năm nay đã không được ký kết do những yêu cầu từ phía Tehran, trong đó bao gồm việc cấp visa cho công dân Iran từ ngay trong nước (do Đại sứ quan của Ả Rập Saudi tại Iran đã đóng cửa sau những căng thẳng hồi đầu năm giữa 2 nước), việc vận chuyển người hành hương phải được phân chia giữa các hãng hàng không Iran và Ả Rập Saudi, cũng với yêu cầu phải đưa vào thỏa thuận một điều khoản cho phép người hành hương Iran tổ chức một nghi lễ của người Shiite ở Hajj.
"Các thỏa thuận đã không đạt được và giờ thì đã quá muộn", tuyên bố cho hay.
Về phía Iran, Bộ trưởng Văn hóa nước này – ông Ali Jannati khẳng định rằng, "chúng tôi đã làm bất cứ điều gì có thể nhưng Ả Rập Saudi là nước đã phá hoại điều đó", như trích dẫn của hãng tin chính thức của Iran IRNA.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia Trung Đông này đã bị cắt đứt sau khi Đại sứ quan Ả Rập Saudi ở Iran bị bị tấn công bởi đám đông giận dữ vào ngày 2/1 nhằm phản đối việc hành quyết giáo sĩ dòng Shiite al-Nimr Nimr. Nhiều cuộc đàm phán về vấn đề này đã được tổ chức nhưng cả 2 quốc gia hiện vẫn chưa giải quyết được những rạn nứt ngoại giao nói trên.
Bảo Nghi (Lược dịch từ AP & Sputnik)