Cán bộ y tế Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc bệnh nhân

Những phận người

Tại khu vực BN nữ, trước giờ phát thuốc, y sĩ Hà Văn Mãi, Phó Trưởng phòng y tế tiến hành đo huyết áp cho BN. Trong khi chờ đến lượt, một chị ánh mắt ngô nghê, “hồn nhiên” kể: “Hồi trước, trong lúc lên cơn, em xô mạ em ngã chết đó. Đám tang kèn trống quá trời mà em cũng không biết chi. Ba ngày sau, tỉnh táo lại mới biết, em khóc nhiều lắm. Thương mạ lắm”! Đó là chị Nguyễn Thị X. (46 tuổi, quê Quảng Bình). Người phụ nữ có số phận bất hạnh, mắc phải căn bệnh tâm thần quái ác. Chị X. phát bệnh khi còn là thiếu nữ. Nhà ở quê, sống bằng nghề làm ruộng, nhưng thương quá nên gia đình chị X. lặn lội đưa con từ Quảng Bình vào Bệnh viện Trung ương Huế chữa trị. Sau thời gian dài thuốc men đều đặn, bệnh ổn định, chị X. được cho ra viện. Trở về, chị được gia đình gom góp mở quán nước nhỏ, làm kế sinh nhai.

Dù X. xinh xắn, nhưng không trai làng nào có ý định muốn lấy, vì cô mang “tiền sử” bệnh tâm thần. X. đành chấp nhận “kiếm con” với một người đàn ông có vợ. Người này sinh toàn con gái nên “cố” mụn con trai. X. sinh con trai thật. Nhưng vừa sinh xong thì bị vợ “người kia” phát hiện, đến tận nhà làm ầm ĩ, dí dao vào cổ đe dọa. X. sợ hãi, lo nghĩ, nên phát bệnh lại. Trong cơn hoang tưởng, chị xô mẹ già hơn 80 tuổi ngã, khiến bà chấn thương sọ não rồi mất. Bệnh X. nặng quá nên gia đình đành đem chị vào đây. Nhiều năm qua, cứ mỗi năm hai bận, người chị gái dắt con trai X. vào thăm. Mỗi lần đến, cậu con trai thường có vẻ buồn, chẳng biết nói gì với mẹ. Còn người mẹ tâm thần, lúc tỉnh lúc “say”, nhìn con khi cười, khi khóc.

Bệnh nhân được chăm sóc, tình trạng ổn định, lựa chọn sách báo mà mình yêu thích tại phòng đọc của trung tâm 

Nguyễn Thị H. (34 tuổi, quê Quảng Bình) hoàn toàn “trần trụi” khi  “đến” với trung tâm. H. là phụ nữ có nhan sắc, nhưng đường tình duyên kém may mắn. Khi bị người yêu bỏ rơi, cô đau khổ đến phát điên. H. bỏ đi lang thang vào tận Huế. Cha mẹ chẳng biết đâu mà tìm. Quá trình lang thang, người phụ nữ bệnh tật bị kẻ xấu nhiều lần xâm hại. “Khi được đưa vào đây, BN H. trong trạng thái hoàn toàn trần truồng không quần áo, lên cơn kích động dữ dội, gào thét chửi bới... Lúc đó chẳng ai biết quê quán, người thân cô ấy ở đâu”. Anh Nguyễn Viết Chung, Trưởng phòng y tế, nhớ lại.      

Thương

Cũng như anh Chung, mọi cán bộ y tế của trung tâm đều “thuộc” từng chi tiết nhỏ từ hoàn cảnh đến mức độ bệnh tình, sự tiến triển trong quá trình chăm sóc điều trị của từng bệnh nhân. Vì thương nên thuộc, vì “thuộc” càng thương. Đó là bộc bạch của các anh chị. Khi tiếp nhận, công việc chuyên môn của họ là kiểm tra sức khỏe tổng quát, nắm tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân để cho thuốc điều trị thích hợp. Không chỉ vậy, mỗi cán bộ y tế (nói riêng) và cán bộ trung tâm nói chung tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh, hoàn cảnh của từng BN để điều trị, xoa dịu về tâm lý cho phù hợp. “Như trường hợp bà Nguyễn Thị Q. (61 tuổi, quê ở Quảng Trị), khi tìm hiểu ra “ngọn ngành”, anh em chúng tôi thương lắm”. Anh Chung kể. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bà Q. là thanh niên xung phong. Sau giải phóng, sức ép của bom đạn và chất độc da cam đã tàn phá nghiêm trọng sức khỏe của bà. Gia cảnh túng bấn, chồng bà Q. nghĩ quẫn, tìm đến cái chết. Sốc trước sự kiện bi thảm, đứa con trai cả cũng tìm đến cái chết. Sau hai lần đưa tang hai người thân yêu, người phụ nữ bệnh tật không chống đỡ được nỗi đau quá lớn, chấn thương tâm lý quá nặng, phát bệnh tâm thần. Mỗi lúc nhìn bà nói nói cười cười, luôn miệng hỏi chồng tui mô rồi, con tui mô rồi..., anh em có người rớm nước mắt. Có người ngậm ngùi nén tiếng thở dài”. 9 năm nay, trung tâm là ngôi nhà của bà Q.

Được cán bộ trung tâm tận tình chăm sóc, được ăn uống điều độ, chế độ thuốc men đầy đủ, đều đặn, có nhiều người bên cạnh chuyện trò, bệnh tình của bà thuyên giảm rất nhiều. Cứ thấy bệnh ổn định bà lại xin về quê. Nhưng trớ trêu, khi về nhà, “sống” lại những ký ức buồn đau, bà trở bệnh. Vậy là đành năm lần bảy lượt quay trở lại trung tâm.

Như chăm người thân

Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho biết: Ra đời năm 1986, hiện trung tâm có gần 70 cán bộ (trong đó 9 cán bộ y tế, 10 hộ lý, 17 bảo vệ…) chăm sóc hơn 500 BN ở tại 6 khu vực (1 khu BN nữ, 5 khu BN nam). Trước đây, BN nặng được đưa đến ở tại khu D. Nhưng để tạo sự giúp đỡ lẫn nhau và không để BN mặc cảm, hiện BN được phân bố mỗi khu vực có 50% BN nặng, 50% BN nhẹ. Hàng năm, có từ 25 đến 30 BN tái hòa nhập cộng đồng.

dậy lúc đêm hôm khuya khoắt hay tờ mờ sáng, xử lý cắt cơn cho BN. “Những BN có hiện tượng lên cơn, chúng tôi phải cách li ngay và điều trị kịp thời để tránh các hành vi không tốt do người bệnh gây ra”, y tá Cao Văn Hóa tâm sự. Tuy vậy, người chăm sóc luôn phải đối mặt với nguy hiểm, bởi BN tâm thần không thể làm chủ hành vi. Cán bộ trung tâm “chung sống” với những trận hò hét, chửi rủa xối xả của người bệnh. “Khi thời tiết nắng nóng, BN lên cơn nhiều hơn. Có người xé hết quần áo, cạy miệng đổ thức ăn cũng không chịu nuốt. Có người hung hăng đập phá đồ đạc lao vào đánh nhau hoặc đánh người chăm sóc. Bất chấp nguy hiểm, cán bộ trung tâm “lăn xả” vào dỗ dành, vừa kết hợp các biện pháp y tế để xoa dịu, cắt cơn cho người bệnh. BN chửi mắng, chúng tôi coi như mình đang nghe...hát. Không lẽ mình lại tự ái với BN”, anh Chung chia sẻ.

Càng vất vả khó nhọc hơn lúc BN tâm thần bị mắc bệnh khác, bệnh nặng phải đưa đến điều trị tại bệnh viện. 9 cán bộ y tế của trung tâm, không ai có thể quên được những ngày thay phiên nhau đảm nhiệm “vai” người nhà, 21 ngày túc trực tại tầng 6 Bệnh viện Trung ương Huế (nơi hồi sức, cấp cứu cho những BN nặng) và 11 ngày tại Khoa Truyền nhiễm, chăm sóc ông Hoàng Văn C, một BN không biết gia đình, thân thích ở đâu bị mắc bệnh viêm màng não.

Tương tự, BN Đinh Văn T. (quê Quảng Bình) cha mẹ mất cả, ruột rà cũng không. Khi Tr. nuốt dị vật, họng bị xước không ăn được dẫn đến suy kiệt, phải đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế mổ gắp dị vật. Cán bộ y tế của trung tâm chính là người nhà, dìu Trinh đi vệ sinh, tắm rửa, lau chùi mình mẩy cho Trinh. Anh Trung chia sẻ: “Cũng vì thương, vì trách nhiệm nên trong lúc trung tâm hơn 500 BN mà cán bộ y tế chỉ có 9 người, chia nhau “chạy ngược chạy xuôi” vất vả lắm, nhưng với chúng tôi đó là lẽ thường”.

Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho biết: Ra đời năm 1986, hiện trung tâm có gần 70 cán bộ (trong đó 9 cán bộ y tế, 10 hộ lý, 17 bảo vệ…) chăm sóc hơn 500 BN ở tại 6 khu vực (1 khu BN nữ, 5 khu BN nam). Trước đây, BN nặng được đưa đến ở tại khu D. Nhưng để tạo sự giúp đỡ lẫn nhau và không để BN mặc cảm, hiện BN được phân bố mỗi khu vực có 50% BN nặng, 50% BN nhẹ. Hàng năm, có từ 25 đến 30 BN tái hòa nhập cộng đồng.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh