Đối thoại Shangri-La là gì?

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á  được tổ chức lần đầu tiên năm 2002 do các chuyên gia cố vấn thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và chính phủ Singapore. Đối thoại thường niên này mang đến cho các bộ trưởng quốc phòng và lãnh đạo quân sự từ 28 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cơ hội để thảo luận về an ninh trong khu vực.

Hội nghị được đặt tên từ địa điểm của các cuộc họp, khách sạn Shangri-La ở Singapore.

shangri-la 15 vuc day niem tin giua cac quoc gia hinh anh 1

Tại sao Đối thoại Shangri-La quan trọng?

Cuộc đối thoại tập hợp đại diện quân sự từ một số quốc gia hùng mạnh nhất thế giới để thảo luận về các vấn đề quốc phòng, an ninh cấp bách và quan trọng.

Cuộc họp này cũng là cơ hội cho các bộ trưởng quốc phòng, lãnh đạo quân sự và các quan chức quốc phòng cấp cao tổ chức những cuộc gặp song phương của mình.

Cuộc họp cũng có sự tham dự của các nhà lập pháp, các chuyên gia khoa học, các nhà báo và các đại biểu doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, những người tham gia phát triển chính sách công và các cuộc thảo luận về quốc phòng và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ai sẽ tham dự?

Ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ  sẽ tham dự.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha sẽ có bài phát biểu tại bữa tiệc khai mạc vào ngày thứ Sáu.

Ngoài ra các quốc gia và các khối sẽ cử đại diện quân sự, gồm:

Australia, Bahrain, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan , Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Singapore, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, United Arab Emirates, Anh, Mỹ và Việt Nam.

Nội dung chính của Shangri La 15?

Các chủ đề chính bao gồm cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên, tranh chấp ở Biển Đông, di cư, an ninh mạng, chống khủng bố và cạnh tranh quân sự.

Nhận định về đối thoại lần này, nhiều chuyên gia cho rằng an ninh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất chính là sự suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia.

Tiến sĩ William Choong, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, cho rằng một điều dễ nhận thấy ở cấp độ vĩ mô là vẫn đang tiếp tục diễn ra sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này đã tác động đến các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực, đặc biệt là việc hai cường quốc này đều theo đuổi những tầm nhìn chiến lược của riêng mình đối với nền an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Tiến sĩ William Choong nhấn mạnh rằng cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có sáng kiến mang tính cách mạng nào mới để xây dựng nền an ninh trong khu vực.

Theo Dân Việt