Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua cái gọi là yêu sách “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Asiatimes)
Nguồn tin cho biết thêm, trong bối cảnh PCA dự kiến đưa ra phán quyết vào ngày 7/7 tới, các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines đang tổ chức một loạt các cuộc họp khẩn cấp với các nhà ngoại giao cấp cao cũng như các chuyên gia về chính sách đối ngoại. Các cuộc họp này nhằm định hình một chiến lược cụ thể khi tòa án đưa ra phán quyết.
Lauro Baja, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines, đại diện thường trực của Philippines tại Liên hợp quốc, cho biết Philippines cần chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau sau phán quyết của tòa. “Thậm chí ngay cả trước khi phán quyết được đưa ra, chúng ta vẫn nên có kế hoạch sẵn sàng cho cả kịch bản thắng kiện và thua kiện, hoặc thậm chí cả kịch bản phán quyết vừa có lợi vừa bất lợi. Tôi tin rằng dù như thế nào thì chắc chắn đó không phải là một phán quyết vô nghĩa, nó sẽ mở ra một số cơ hội đàm phán”, ông Baja nói.
Những thông tin trên được đưa ra sau khi các nước ASEAN và Trung Quốc kết thúc hội nghị đặc biệt kéo dài 2 ngày để bàn về vấn đề Biển Đông. Hội nghị đã đưa ra một tuyên bố chung nhưng sau đó bất ngờ rút lại với lý do cần “điều chỉnh khẩn cấp”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua cái gọi là yêu sách “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò”.
Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi cạn Scarborough của Philippines ở Biển Đông. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế từ tháng 1/2013. Đơn của Philippines đề nghị phân xử 3 việc: làm rõ tính pháp lý của đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ôm lấy một vùng rộng lớn ở Biển Đông; quy chế của những thực thế Trung Quốc chiếm đóng như các bãi cạn và các quyền hàng hải của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc trong những nơi Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Mặc dù giới quan sát cho rằng phán quyết sẽ có lợi cho Philippines nhưng một câu hỏi đặt ra là Philippines sẽ tận dụng phán quyết của PCA như thế nào khi Trung Quốc đến nay vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA. Bắc Kinh lớn tiếng nói rằng tòa án này không có đủ thẩm quyền.
Thời gian gần đây, Bắc Kinh được cho là ra sức bỏ tiền mua ủng hộ tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động cải tạo trái phép ở bãi cạn Scarborough và rất có thể là trắng trợn chuẩn bị cho kế hoạch lập một vùng nhận diện phòng không như đã làm ở biển Hoa Đông.
Theo Dân trí