Theo đó, mục tiêu chung là triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT trên địa bàn tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thúc đẩy phát triển và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thanh toán bằng thẻ

Ngoài ra, tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT; đào tạo kỹ năng về TMĐT cho các doanh nghiệp; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT; củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng TMĐT...

Trước đó, ngày 19/2/2011, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về phát triển Thương mại điện tử tỉnh giai đoạn 2011-2015 và đến nay, Thừa Thiên Huế có số lượng doanh nghiệp kết nối internet đạt gần 100%, trong đó, số doanh nghiệp có giao dịch Thương mại điện tử chiếm hơn 70%, doanh nghiệp có website chiếm khoảng 30%, số doanh nghiệp thông báo và đăng ký theo quy định về Thương mại điện tử 5-7%.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2014, chỉ số TMĐT của Thừa Thiên Huế đứng 12/63 tỉnh thành. Trong đó, đứng 5 về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; 10 về chỉ số giao dịch B2C; 33 về chỉ số giao dịch B2B và 5 về giao dịch G2B. 

Lương Xuân Trà