Thương mại điện tử đang trên đà phát triển. Ảnh: Getty Images

Cam kết nói trên phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử quốc tế. Trong đó các quan chức nhận định, sự tăng trưởng này "đang tạo ra những thách thức mới" trong việc bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm nguy hiểm.

Họ cam kết sẽ theo dõi việc bán hàng trực tuyến chặt chẽ hơn, tạo điều kiện dễ dàng hơn để theo dõi các sản phẩm và hợp tác với các nhà sản xuất trong việc thu hồi sản phẩm. Các quan chức cũng cho biết, các nhà sản xuất sẽ được khuyến khích để thiết kế những tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm.

Quan chức đến từ Mỹ, EU và Trung Quốc đã tổ chức 5 cuộc họp về vấn đề này kể từ năm 2008. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh các vụ bê bối về hàng giả hoặc hàng kém chất lượng như kem đánh răng, lốp xe và những hàng hóa khác từ Trung Quốc.

Cam kết mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên cuộc họp đi đến một thỏa thuận để "thực hiện một hành động cụ thể", ông Elliot F.Kaye, Chủ tịch Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ cho hay.

Theo ông Kaye, mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong vấn đề an toàn sản phẩm là khá chặt chẽ và có tính hợp tác, trái ngược với các tranh chấp trong các lĩnh vực khác.

Ông Kaye cũng nói rằng, các quan chức cần đáp ứng sự phát triển của thương mại trực tuyến, liên kết người tiêu dùng trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài, những người sẽ chịu trách nhiệm cho sự an toàn của sản phẩm.

Được biết tại Mỹ, hoạt động bán hàng trực tuyến chiếm đến 8% tổng số giao dịch thương mại của người tiêu dùng, theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AP & Business Insider)