Trong đó, chủ yếu xác định công chức trong các “đơn vị sự nghiệp công lập địa phương”. Chỉ có các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục, cục, tỉnh ủy, thành ủy, thị ủy, huyện ủy; UBND tỉnh; tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện mới có thể có cán bộ là công chức theo Nghị định 06/NĐ-CP. Các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập địa phương còn lại không thuộc các đơn vị trên thì không có công chức.

Đối với trường hợp công chức theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP ở các đơn vị khác (ngoài sự nghiệp công lập) mà đã thu BHTN thì căn cứ Nghị định 06/2010/NĐ-CP để xác định công chức và tiến hành thoái trả tiền đóng BHTN. Khi đã xác định thời gian là công chức mà có đóng BHTN thì mới được hoàn trả tiền đóng theo nguyên tắc: Có đóng BHTN mới thoái trả thời gian tương ứng; đóng theo mức tiền lương, tiền công nào thì thoái trả (2%) theo mức tiền công đó. Thời gian đóng BHTN (kể cả truy đóng BHTN do đóng chậm, do điều chỉnh lương chậm) ở đơn vị nào thì đơn vị đó làm thủ tục thoái trả kể cả người lao động đã nghỉ hưu hay hiện tại không còn công tác tại đơn vị.

Huế Thu