Người di cư Nepal. Ảnh: AP

Quyết định này được đưa ra sau khi Quốc hội Nepal yêu cầu Thủ tướng Khadga Prasad Oli phải mạnh tay trừng trị tội phạm buôn người - những kẻ mỗi năm đã đưa hàng ngàn người di cư Nepal đến các quóc gia bị xung đột tàn phá, nơi họ có thể phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm và bóc lột.

"Quyết định của chúng tôi càng được thúc đẩy bởi tình hình an ninh ở những nước này" Bộ trưởng Bohara nói với Reuters. "Nếu những công dân của chúng tôi đang làm việc tại các nước này muốn trở về nhà, chính phủ sẽ thu xếp điều đó."

Theo tin từ Reuters, Nepal là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Bất ổn chính trị kể từ khi xảy ra các cuộc xung đột dân sự kéo dài cả thập kỷ đã làm suy giảm mức đầu tư, mức phát triển chậm chạp và tinhgf trạng cắt giảm công ăn việc làm – đã buộc hàng trăm ngàn người Nepal phải bỏ ra nước ngoài để tìm việc.

Tinhd hình càng trở nên tồi tệ hơn khi quốc gia trên dãy Himalaya này vẫn đang trong quá tình phục hồi từ trận động đất kéo hồi tháng Tư và tháng Năm năm ngoái, khiến hơn 8.800 người thiệt mạng và đẩy 2 triệu người vào cảnh vô gia cư.

Phần lớn những người di cư Nepal đổ về Trung Đông, Ấn Độ và Malaysia để làm các công việc như bảo vệ, lái xe, công nhân xây dựng... và gửi tiền về quê nhà, giúp GDP nước này tăng gần 30%.

Tuy nhiên, nhiều người trong số họ phải đối mặt với tình trạng lạm dụng lao động như: thiếu tự do đi lại, giờ làm việc kéo dài, điều kiện làm việc không an toàn và tiền lương bị khấu trừ, các nhà hoạt động cho biết.

The Bộ trưởng Bohara, cuộc tấn công hôm 20/6 vào một chiếc xe buýt chở đội vệ sĩ Nepal làm việc tại Đại sứ quán Canada ở Thủ đô Kabul đã buộc chính phủ Nepal phải rút lại giấy phép lao động cấp cho 4 quốc gia nói trên vì lợi ích an toàn cho người dân.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng lệnh cấm sẽ không hữu ích và thậm chí, bọn buôn người càng đẩy mạnh việc đưa nhiều người di cư Nepal hơn qua Ấn Độ, nơi có biên giới mở, và sau đó đưa đến các nước này.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & CNA)