Vừa qua, dư luận xôn xao trước sự việc du khách Trung Quốc ứng xử thô lỗ với chị bán chuối ở Đà Nẵng, châm lửa đốt tiền trong quán bar... Ông có nhận định, đánh giá thế nào về những hành vi không đẹp của một số vị khách Trung Quốc?
- Khách đếu là khách quý, đều là thượng khách nhưng cũng cần có sự tôn trọng ngược lại từ khách đối với đất nước chúng ta, kể cả người dân, người làm công tác phục vụ.
Không chỉ có du khách Trung Quốc mà bất kể khách du lịch ở quốc gia nào khi đến tham quan du lịch tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định, pháp luật Việt Nam, cũng như các quy định tại những điểm du lịch. Trong câu chuyện cụ thể là người Trung Quốc có ứng xử không đẹp với một phụ nữ bán hàng rong vừa qua, không chỉ cơ quan nhà nước mà với bất cứ người dân Việt Nam nào cũng sẽ bất bình, lên án.
Vị khách Trung Quốc (thứ 2 từ trái) được cho là có hành vi đốt tiền Việt Nam.Ảnh: Internet
Vậy chúng ta có hình thức nào để xử lý?
- Việc lên án, xử lý đối với khách nước ngoài vi phạm nói chung thông qua nhiều hình thức như truyền thông tin đến nước sở tại. Đối với những việc vi phạm trực tiếp có chứng cứ cụ thể phải được xử lý vi phạm, xử phạt theo quy định. Thực tế, chúng ta đã có những quy định xử phạt cụ thể từ phía cơ quan nhà nước đến chính quyền địa phương đối với bất kỳ du khách thuộc quốc gia nào nếu vi phạm quy định.
Trong thời gian gần đây do lượng khách đến quá đông, trong lúc quá tải, có thể từ phía ta trong một thời điểm tức thời phục vụ chưa được kịp thời, đầy đủ để xảy ra những điều bất bình. Tôi nghĩ rằng đó là những điều nhất thời có thể xử lý tại chỗ. Tuy nhiên, chúng ta phải có những khuyến cáo, nhắc nhở đối với khách cũng như cả với người dân tại nơi du lịch tránh những sự việc đáng tiếc. Nếu sự bất chấp xảy ra, chúng ta cần nhìn nhận đó là hành vi xấu, đáng lên án và cần xử lý để làm gương.
Với khách nước ngoài du lịch tại Việt Nam, tùy vào mức độ nhất định sẽ bị xử lý bằng nhiều biện pháp. Có thể phạt tiền, thông báo về nơi cư trú, chính quyền nước sở tại. Thậm chí, vi phạm nặng thì không cấp visa, lưu giữ được tất cả những thông tin về số lần vi phạm… Biện pháp mạnh hơn là cấm nhập cảnh có thời hạn, thậm chí cấm nhập cảnh vĩnh viễn tại Việt Nam.
Giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng một số du khách có hành vi vi phạm là như thế nào, thưa ông?
- Theo tôi, biện pháp phổ biến mang lại hiệu quả vẫn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến nghị, khuyến cáo du khách khi tham quan du lịch tại Việt Nam. Về phía người dân, bà con có thể phát hiện, ghi nhận trường hợp du khách có những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, xâm hại đến lợi ích của người khác để làm chứng cứ để xử lý sau này.
Xin cảm ơn ông!
Tước giấy phép kinh doanh lữ hành nếu để người nước ngoài hướng dẫn tour Tổng cục Du lịch vừa có văn bản yêu cầu Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành. Tổng cục Du lịch yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài theo quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 50 Luật Du lịch. Các trường hợp hướng dẫn viên vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 77 Luật Du lịch sẽ bị thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch. Những trường hợp doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài để hướng dẫn cho khách du lịch, sẽ tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6-12 tháng theo quy định. Anh Thư |
Theo Dân việt