Hai bé gái Sahrawi trong một ngôi trường dành cho người tị nạn ở miền nam Algeria. Ảnh: Reuters

Theo đó, gói tài trợ sẽ giúp 175.000 bé gái ở 18 quốc gia, những người không thể đi học vì nghèo, tảo hôn hoặc mang thai sớm. Được biết, hiện có đến 63 triệu bé gái trên toàn cầu không được đến trường và 2/3 tổng số người lớn mù chữ là phụ nữ.

Bà Greening mô tả cam kết này là một trong những "món hời tốt nhất" của hoạt động đầu tư phát triển mà Chính phủ Anh có thể thực hiện, đồng thời nhận định cam kết này sẽ xây dựng cầu nối với các "đối tác kinh doanh trong tương lai", nhất là trong một thế giới hậu Brexit.

"Chúng tôi quan tâm đến việc giúp đỡ những người nghèo khổ và giúp họ thoát nghèo, chúng tôi cũng quan tâm những nước phát triển, bởi họ sẽ trở thành đối tác thương mại của chúng tôi trong tương lai", Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Anh nói với tờ Reuters.

Trước đó, các tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh đã lên tiếng quan ngại về tác động của sự sụt giảm mạnh giá trị đồng bảng Anh và những thiệt hại về hoạt động ​​tài trợ của Liên minh châu Âu (EU) cho các tổ chức từ thiện, sau khi người dân nước này quyết định bỏ phiếu rời khỏi EU. 

Một báo cáo của Viện Phát triển hải ngoại Anh ước tính, thiệt hại về giá trị của đồng bảng Anh sẽ khiến các nước đang phát triển tổn thất đến 3,8 tỷ USD. 

Cũng theo bà Greening, Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) không có kế hoạch cụ thể để giảm thiểu các tác động của sự sụt giảm giá trị đồng bảng Anh trong hoạt động tài trợ phát triển, nhưng sẽ tiếp tục cam kết dành 0,7% tổng thu nhập quốc dân của đất nước vào viện trợ nước ngoài.

Khi được hỏi liệu DFID đã lên kế hoạch để giúp các tổ chức từ thiện sau những mất mát liên quan đến hoạt động tài trợ của EU, bà Greening nói rằng, điều quan trọng là các tổ chức từ thiện và các cơ quan chính phủ sẽ làm việc cùng nhau.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Robinspost)