Cuộc giao tranh liên tục trong 4 ngày ở thủ đô Juba của Nam Sudan buộc 40.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: AFP

Trước đó vào hôm 12/7, một thỏa thuận ngừng bắn mong manh đã bắt đầu được thực thi tại thủ đô Juba của Nam Sudan, sau 4 ngày giao tranh đẫm máu khiến hàng trăm người thiệt mạng và ít nhất 40.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Phát biểu trước Cơ quan Phát triển liên chính phủ Đông Phi (IGAD) tại Kigali ngày 16/7, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho biết, các bên đã đạt được một "giai đoạn quan trọng" trong cuộc khủng hoảng Nam Sudan.

"Bây giờ là thời gian để chúng ta gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các lãnh đạo Nam Sudan. Chúng tôi không thể và sẽ không tha thứ cho những vụ bạo lực tồi tệ này. Sự tham gia của tất cả các bên là cần thiết để hướng đến một khuôn khổ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh ở Nam Sudan", ông Ban Ki-moon nói thêm.

Các cuộc khủng hoảng khác

Bên cạnh vấn đề Nam Sudan, các nhà lãnh đạo châu Phi cũng sẽ tìm cách giải quyết những cuộc khủng hoảng ở lục địa châu Phi trong khuôn khổ hội nghị.

Theo đó, AU sẽ tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Burundi, nơi một loạt các vụ tàn sát đã làm rung chuyển đất nước kể từ khi Tổng thống Pierre Nkurunziza tuyên bố ông sẽ tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ ba hồi tháng 4/2015.

Ngoài ra, chương trình nghị sự của hội nghị cũng thảo luận về cuộc đấu tranh chống lại nhóm thánh chiến Boko Haram, có nguồn gốc ở miền bắc Nigeria nhưng đã thực hiện các cuộc tấn công trên khắp khu vực hồ Chad.

Tiếp đó, những sự cố bạo lực gần đây ở Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng dự kiến ​​trở thành chủ đề thảo luận trong các cuộc đàm phán.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Africanews)