Hình ảnh vệ tinh bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Ảnh: AP

Các đồng minh Mỹ-Hàn tiết lộ rằng, đã có sự gia tăng hoạt động tại bãi thử hạt nhân này, nhất là sau khi Seoul và Washington hôm 8/7 vừa qua công bố dự định sẽ triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

"Đã có sự gia tăng đáng kể số lượng xe và nhân viên di chuyển quanh khu vực Kilju," một nhân viên giấu tên nắm rõ thông tin vụ việc cho biết.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết rằng, khi 38 North – một căn cứ của Mỹ, chịu trách nhiệm quan sát các hoạt động của Bắc Triều Tiên, hồi đầu tuần trước đã báo cáo có nhiều hoạt động hơn tại Punggye-ri, phía tây bắc của Bắc Triều Tiên. Hầu hết các nhà quan sát dường như không quá chú ý đến vụ việc, nhưng giờ đây đang bắt đầu lưu tâm..

"Hiện đã có những động thái khả nghi trong khu vực này, kể từ  khi có thông báo về THAAD. Phía Seoul đang kiểm tra tất cả các góc độ thay đổi, bao gồm cả khả năng Bình Nhưỡng hướng đến việc kích nổ một thiết bị hạt nhân", nhân viên trên cho biết, nhưng không đi sâu vào chi tiết.

Sau khi quyết định triển khai hệ thống tên lửa chống đạn đạo được công bố, Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên của Bắc Triều Tiên cảnh báo rằng Bình Nhưỡng sẽ có "hành động vật chất" để đáp trả những gì được gọi là “hành động khiêu khích” của các lực lượng thù địch.

Ngày 6/1/2016, Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế. Nước này đã kích nổ thiết bị đầu tiên của mình vào năm 2006, tiếp theo là vụ khác làn lượt trong các năm 2009 và 2013.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có thể kích nổ một thiết bị hạt nhân bất cứ khi nào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra yêu cầu.

Tố Quyên (Lược dịch từ Yonhap & Globalheadlines)