Mục đích không phải tạo nguồn thu
Kể từ năm 2013 đến nay, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần. Cụ thể, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ra đời năm 2013 thay thế cho nghị định cũ đã tăng mức xử phạt tiền, bổ sung chế tài xử phạt với hàng loạt hành vi vi phạm. Sau đó một năm, Nghị định 107/2014/NĐ-CP tiếp tục được ban hành để tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, bổ sung xử phạt một số hành vi mới.
Từ hôm nay (1/8), CSGT sẽ phạt nặng nhiều hành vi vi phạm giao thông. ảnh: Đ.D
Nghị định 46 đã điều chỉnh mức phạt tiền, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các nhóm hành vi như vi phạm về nồng độ cồn, vi phạm quy định về tốc độ, vi phạm trên đường cao tốc, vi phạm chở hàng quá tải trọng, vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ và vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
"Sau một thời gian triển khai Nghị định 171/NĐ-CP và 107/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có những chế tài xử phạt cũ không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tải trọng phương tiện đường bộ hay các hành vi uy hiếp trực tiếp an toàn giao thông như lái xe bằng chân, vừa lái xe vừa dùng tay nghe điện thoại... Nghị định 46 điều chỉnh chế tài xử phạt cũ là xác đáng”. Ông Khuất Việt Hùng Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia |
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho biết: “Sau một thời gian triển khai Nghị định 171/NĐ-CP và 107/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có những chế tài xử phạt cũ không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tải trọng phương tiện đường bộ hay các hành vi uy hiếp trực tiếp ATGT như lái xe bằng chân, vừa lái xe vừa dùng tay nghe điện thoại... Nghị định 46 điều chỉnh chế tài xử phạt cũ là xác đáng”.
Lý giải nguyên nhân mức xử phạt liên tục tăng sau mỗi lần ban hành Nghị định mới, ông Hoàng Thế Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho hay: “Chúng tôi nghiên cứu điều chỉnh có hành vi tăng, có hành vi giảm mức phạt.
Ban soạn thảo cũng lựa chọn một số nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông để tăng mức phạt, tăng tính răn đe. Mức xử phạt cũng được nghiên cứu để phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân. Tăng mức phạt không có nghĩa là nhằm thu tiền phạt cao mà để tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi vi phạm”.
Còn ý kiến tranh luận
Nghị định 46 bắt đầu có hiệu lực chính thức nhưng vẫn còn những ý kiến trái chiều xung quanh một số quy định xử phạt.
Đơn cử, việc gộp chung hành vi vi phạm đối với tín hiệu giao thông đèn vàng, đèn đỏ thành hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Nhiều người dân vẫn cho rằng bản chất của hai tín hiệu đèn là khác nhau, không nên có mức xử phạt tiền bằng nhau. Đồng thời, nhiều cột đèn tín hiệu chưa có đồng hồ đếm ngược sẽ gây khó khăn cho người tham gia giao thông xác định có vượt đèn vàng hay không.
Về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng cho biết: “Quy định những điều lái xe phải làm khi gặp tín hiệu đèn vàng đã có trong Luật Giao thông đường bộ từ năm 2008. Chế tài xử phạt có từ năm 2010, được nâng lên lần 1 vào năm 2013 và đến nay nâng lên mức 1,2 – 2 triệu đồng”.
Còn thượng tá Trần Quang Nhật – Trưởng phòng Tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT (Cục CSGT - Bộ Công an) cho rằng: “Hiện còn cách hiểu chưa chính xác về quy định của pháp luật về việc không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu. Nếu không chấp hành bất kỳ hiệu lệnh nào của đèn tín hiệu đã được quy định thì đều bị xử lý với lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”.
Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định: Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; trong khi tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Để chuẩn bị áp dụng các quy định trong Nghị định 46 vào thực tế, ông Khuất Việt Hùng cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ hiểu đúng về quy định pháp luật. Để khi triển khai nhiệm vụ sẽ hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân đúng cách.
“Những quy định bổ sung mới hoàn toàn trong Nghị định 46 là không nhiều như: Tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại hay tài xế để hành khách không thắt dây an toàn. Doanh nghiệp quản lý khai thác trạm thu phí để các xe xếp hàng có chiều dài 750m trở lên, hay 100 xe trở lên hay 10 phút xe không qua được trạm thì sẽ bị xử phạt. Trong trường hợp đơn vị thu phí không chấp hành chỉ đạo của cơ quan chức năng để giải quyết ùn tắc giao thông có thể bị phạt tới 70 triệu đồng. Mức phạt này theo tôi là tương xứng với mức độ, hành vi vi phạm” - ông Hùng nói.
Trung tá Ngô Sỹ Chính - Trạm trưởng trạm CSGT 5.1 (Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An): Áp dụng có lộ trình Hiệu lực thi hành của Nghị định 46 bắt đầu từ ngày 1.8.2016, tuy nhiên Nghị định sẽ lùi thời hạn xử phạt đến ngày 1.1.2017 với các hành vi vi phạm như: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; taxi không có thiết bị in hóa đơn theo quy định; dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường; việc áp dụng quy định về tải trọng trục xe đối với việc xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)... Hay như đối với hành vi vi phạm không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) trên xe ô tô khi xe đang chạy cũng chưa áp dụng ngay mà sẽ áp dụng xử phạt kể từ ngày 1.1.2018. Theo tôi, lộ trình như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, người tham gia giao thông nên nghiêm túc thực hiện vì tính mạng của mình và của người khác. Đại úy Trịnh Xuân Tùng - Trạm trưởng Trạm CSGT quốc lộ 1A (Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa): Tăng sức răn đe Có thể nói, mức xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay còn thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. Nghị định 46 ra đời tôi cho là kịp thời, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung, mô tả lại để làm rõ hơn đối với 105 hành vi và nhóm hành vi vi phạm. Nghị định cũng đã bổ sung 45 hành vi và nhóm hành vi vi phạm chưa được quy định trong các nghị định hiện hành để đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn. Về cơ bản so với với các nghị định đã được ban hành trước đây, mức phạt tiền tại Nghị định 46 được giữ nguyên; song đã điều chỉnh mức xử phạt đối với 115 hành vi và nhóm hành vi trong lĩnh vực đường bộ và 68 hành vi và nhóm hành vi trong lĩnh vực đường sắt. Tôi cho rằng việc quy định chế tài xử phạt (mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả) trong nghị định 46 đã đảm bảo nguyên tắc tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm, bảo đảm tính hợp lý, thống nhất giữa các điều khoản của Nghị định, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính răn đe và khả thi hơn. Ngọc Thọ (ghi) |
Một số hành vi, nhóm hành vi vi phạm được bổ sung trong Nghị định 46: * Người điều khiển xe ô tô chở người trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. * Người điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe chạy trên đường. * Người điều khiển xe ô tô điều khiển xe đi qua dải phân cách giữa hai phần đường, điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe để vào nhà). * Tổ chức, cá nhân cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. * Tổ chức thực hiện thu phí đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực thu phí... |
Theo Dân Việt