Phát hiện "Trái đất thứ hai" nằm gần Hệ Mặt trời nhất
Ảnh minh họa hành tinh Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri, ngôi sao nằm cách Hệ Mặt trời chỉ 4,2 năm ánh sáng - Ảnh: ESO

Hành tinh này được đặt tên Proxima b, còn được gọi là "Trái đất thứ hai" - do Đài thiên văn Nam Âu (ESO) phát hiện. Nó được cho là có "các điều kiện hoàn hảo" để hỗ trợ sự sống giống như Trái đất của chúng ta. 

Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri - nằm cách Hệ Mặt trời chỉ 4,2 năm ánh sáng, là ngôi sao nằm gần Hệ Mặt trời nhất được phát hiện cho đến nay.

Trên tạp chí Nature, các nhà khoa học cho biết hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 30%, đủ ấm để nước lỏng tồn tại, gần như chắc chắn có đá và đất, thậm chí có thể có bầu khí quyển.

Ngày trên Proxima b khá dài do phải mất 11,2 ngày nó mới quay xong một vòng quỹ đạo. Điều này có nghĩa là tuần làm việc 5 ngày ở Trái đất sẽ dài đến 56 ngày nếu ở trên Proxima b. Bù lại, ngày cuối tuần sẽ dài 22,4 ngày, và theo RT, đây "không phải là tin xấu".
Trước khi được các nhà khoa học chính thức xác nhận, thông tin về "Trái đất thứ hai" gần Hệ Mặt trời nhất đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang mạng, thu hút sự chú ý của dư luận.Ngày trên Proxima b khá dài do phải mất 11,2 ngày nó mới quay xong một vòng quỹ đạo. Điều này có nghĩa là tuần làm việc 5 ngày ở Trái đất sẽ dài đến 56 ngày nếu ở trên Proxima b. Bù lại, ngày cuối tuần sẽ dài 22,4 ngày, và theo RT, đây "không phải là tin xấu".

"Chưa bao giờ các nhà khoa học lại phát hiện ra một Trái đất thứ hai gần chúng ta đến vậy”, một nguồn tin hào hứng nói với Der Spiegel.

Tuy nhiên theo Jeff Coughlin - một nhà thiên văn học làm việc cho dự án săn hành tinh của NASA, để đưa tàu thăm dò lên Proxima b, loài người chưa thể tiến hành ngay bây giờ mà chỉ có thể trong vài thập kỷ tới.

Theo Tuổi trẻ