Nhiệt độ Trái đất đang ngày càng tăng cao. Ảnh: Pixabay

Bắt đầu từ tháng 10/2015, nhiệt độ mỗi tháng đều thiết lập mức kỷ lục mới, và tháng 7/2016 vừa qua là tháng nóng nhất kể từ khi vấn đề quan sát nhiệt độ toàn cầu bắt đầu được thực hiện vào năm 1880.

Theo số liệu thu được từ Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), tốc độ tăng nhiệt độ cao hơn nhiều so với trong thiên niên kỷ trước cho thấy, sự nóng lên toàn cầu trong vòng 100 năm qua nhanh hơn so với một thế kỷ trước đó khoảng 10 lần. "Trong 30 năm qua, chúng ta đã thực sự rơi vào tình trạng “đặc biệt” - điều chưa từng xảy ra trong 1.000 năm. Xét về nhiệt độ, chưa có thời điểm nào trong thế kỷ 20 phải chứng kiến mức nhiệt như khoảng thời gian qua", Giám đốc Schmidt nói với tờ Guardian, đồng thời dự đoán rằng, trong 100 năm tiếp theo, ước tính mức nhiệt độ cũng không có biểu hiện tốt. Theo NASA, tốc độ gia tăng nhiệt độ sẽ nhanh hơn so với mức tăng trung bình trong lịch sử ít nhất 20 lần.

Năm ngoái, cộng đồng quốc tế đã nhất trí tiến đến việc giới hạn mức nhiệt độ để giảm 1,5 độ C trong một hiệp ước khí hậu mang tính bước ngoặc tại Paris hồi tháng 12. Theo ông Schmidt, kiếm chế nhiệt độ trong giới hạn này yêu cầu cần ohair cắt giảm nhanh chóng và đáng kể lượng khí thải carbon dioxide - một sự thay đổi kinh tế toàn cầu được cho là một mục tiêu khó có thể đạt được. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu về khí hậu, vượt quá giới hạn nhiệt độ được thiết lập tại cuộc đàm phán Paris sẽ mang lại những kết quả thảm khốc cho nhân loại. Mực nước biển tăng là kết quả của sự tan chảy băng vùng cực; hạn hán và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác cũng sẽ dẫn đến thảm họa cho nhiều quốc đảo và các nước đang phát triển. Do đó, các chuyên gia khú hậu cho rằng, việc tìm cách để thay đổi sự phụ thuộc của các nước phát triển vào nguồn nhiên liệu hóa thạch là điều quan trọng nhất.

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik & Guardian)