Một nhà máy sản xuất màn chống muỗi ở Arusha, Tanzania. Ảnh: Reuters

Nếu không có biện pháp phòng ngừa, số trường hợp mắc bệnh sốt rét liên quan đến các con đập thậm chí có thể tăng gấp 3 lần, lên gần 3 triệu người/năm so với cùng kỳ, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Malaria Journal.

"Trong khi các con đập mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho người dân châu Phi, tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến bệnh sốt rét lây lan nhanh chóng từ những con đập này. Chính vì thế, dự đoán chính xác các tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng để vạch ra kế hoạch kiểm soát dịch bệnh hiệu quả", ông Solomon Kibret đến từ đại học California (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu trên cho hay.

Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người/năm, phần lớn là trẻ em và trẻ sơ sinh sống ở vùng châu Phi cận Sahara. Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, có khoảng 200 triệu ca sốt rét mỗi năm.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng lưu ý, hơn một nửa số con đập nằm ở các khu vực không có sốt rét trước đó sẽ biến thành vùng truyền nhiễm căn bệnh này, khi nhiệt độ tăng lên do biến đổi khí hậu. 

Châu Phi đang chứng kiến sự gia tăng đột biến trong việc xây dựng các con đập để tạo ra điện, tưới tiêu cho cây trồng và lưu trữ nước cho số lượng dân số phát triển nhanh chóng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Reddit)