Tại cuộc họp đầu tiên vắng mặt nhà lãnh đạo nước Anh, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu đã thống nhất về một "lộ trình" các chiến lược để tái thiết lòng tin của người dân đối với EU sau khi Anh quyết định rời khối (Brexit). 

Mặc dù đạt được đồng thuận chung về tầm nhìn của khối hậu Brexit, nhưng hội nghị cũng không thể vượt qua được những bất đồng sâu sắc liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn và chính sách phát triển kinh tế. 

Dự kiến kế hoạch về những cam kết hợp tác mới này sẽ được công bố vào tháng 3/2017, nhân dịp kỉ niệm 60 năm hiệp ước thành lập EU được ký kết tại Rome, Italy. 

<a title=" 27 nước thành viên Liên minh châu Âu đã thống nhất về một &quot;lộ trình" eu.="" ( getty)."="" class="swipebox" data-cke-saved-href="http://images.vov.vn/w600/uploaded/exe6iex8kp2zhztliqua/2016_09_17/75195271_228711_euro_450_KNXH.jpg" href="http://images.vov.vn/w600/uploaded/exe6iex8kp2zhztliqua/2016_09_17/75195271_228711_euro_450_KNXH.jpg" style="box-sizing: border-box; color: rgb(6, 69, 173); text-decoration: none; -webkit-transition: color 0.1s linear; transition: color 0.1s linear;">hoi nghi thuong dinh eu: bat dong noi bo ve tam nhin hau brexit hinh 0
 27 nước thành viên Liên minh châu Âu đã thống nhất về một "lộ trình" các chiến lược để tái thiết lòng tin của người dân đối với EU. (ảnh: Getty).

Phát biểu sau cuộc họp, Tổng thống Pháp Hollande đánh giá cao sự hợp tác của các nước thành viên với việc đạt được thống nhất chung về một tầm nhìn hậu Brexit tại hội nghị lần này. Ông Hollande cũng bày tỏ lạc quan về sự phát triển của Liên minh châu Âu sau khi Anh rời khỏi khối

“Đây là cuộc họp đầu tiên mà chúng ta có với 27 nước thành viên. Chúng ta phải đưa ra một chương chương trình nghị sự cho các tháng tới. Châu Âu cần tiến lên phía trước và có thể thực hiện được điều này, miễn là nó có ưu tiên rõ ràng và những ưu tiên đó đáp ứng nguyện vọng của người dân châu Âu”, Tổng thống Pháp cho biết. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định, việc Anh rời EU đã khiến khối này rơi vào một tình huống "nghiêm trọng", chính vì thế các nhà lãnh đạo châu Âu trong 6 tháng tới cần phải có một kế hoạch hành động để giải quyết từng vấn đề như người nhập cư và an ninh biên giới vùng ngoài. 

Theo bà Merkel, EU cần phải có sự đoàn kết và hợp tác hơn nữa để đảm bảo những giá trị đã được các nước sáng lập EU nhất trí vào năm 1957.

Liên quan đến các cuộc đàm phán của Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng khẳng định lập trường chung rằng các cuộc đối thoại chỉ có thể được diễn ra sau khi Anh khởi động điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon và cần được thực hiện vì lợi ích của 27 nước thành viên còn lại. 

EU cũng tuyên bố sẽ bảo vệ nguyên tắc là Anh sẽ không được phép tham gia thị trường chung châu Âu nếu nước này chủ trương hạn chế sự di chuyển tự do của người lao động. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker nhấn mạnh: “Chúng tôi tuân theo lập trường rằng, đây không phải là cuộc chiến lợi ích giữa các Thủ tướng sắp rời đi và các Thủ tướng ở lại, mà vì lợi ích của người dân tại châu Âu. Đó là quyền của những công nhân và người dân bình thường đang sống tại châu Âu, Do đó, tôi không thấy có bất cứ khả năng nào thỏa hiệp từ phía EU về vấn đề này”.

Mặc dù vậy, vẫn có những bất đồng nổi lên trong khối về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư cũng như vấn đề kinh tế. Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố, hội nghị thượng đỉnh lần này đã thất bại trong việc thay đổi các chính sách về người nhập cư của EU. 

Ông Orban chỉ trích Thủ tướng Merkel về vấn đề mức trần số lượng người di cư vào châu Âu, đồng thời gọi chính sách hoan nghênh người tị nạn của Đức là “ngây thơ và tự hủy diệt”. 

Thủ tướng Orban dự kiến sẽ thúc đẩy một kế hoạch liên quan đến vấn đề này tại hội nghị các nước khu vực Balcan vào ngày 24/9 tới. Trong khi đó, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cũng bày tỏ không hài lòng với những quyết định của khối về vấn đề tăng trưởng kinh tế và di cư.

Những tranh cãi sau hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên vắng mặt Anh đang tiếp tục cho thấy sự bất đồng chia rẽ giữa các nước thành viên của khối mà như ông Juncker nhận định là một "cuộc khủng hoảng tồn tại". 

Sau hơn một thế kỉ hợp tác chặt chẽ, những lo ngại đang gia tăng hiện nay về nguy cơ Liên minh châu Âu có thể bị tan rã khi niềm tin vào hòa bình và thịnh vượng của hơn 500 triệu cư dân châu Âu đang bị xói mòn. Các đảng chống châu Âu đang dẫn đẫu các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử tại Pháp, Hà Lan và Áo. 

Tại Đức, đảng chống chính sách di cư cũng là “đối thủ nặng kí” của liên đảng bảo thủ của Thủ tướng Merkel trước thềm cuộc bầu cử quốc gia vào năm tới. Chính vì vậy, trong tuyên bố chung tại hội nghị lần này, lãnh đạo 27 nước một lần nữa kêu gọi người dân châu Âu hãy ủng hộ và tin tưởng vào tầm nhìn của khối, có thể đảm bảo sự đoàn kết và phát triển hơn nữa của châu lục./.

Theo VOV