- Đầu cầu phía bờ Bắc sông Hương, sát góc phòng thành Huế, có đài Quan Tượng, một đài thiên văn cổ của Kinh đô Đại Nam, là công trình độc đáo thuộc Di sản văn hóa thế giới.Đài Quan Tượng đang được thao tác khảo cổ học cùng năm khánh thành cầu trên và cả hai sớm trở thành những địa chỉ tham quan độc đáo.

Cầu mới bắc qua sông Hương - Cồn Giả Viên (ng. ansonjsc.com)

 - Tên chữ “Quan Tượng” (quan sát thiên văn, khí tượng…) nghiêng về “khoa học kỹ thuật”, cũng liên tưởng các kỹ sư, công nhân hiện nay của nước nhà có trình độ cao, đủ khả năng xây cầu hiện đại vậy. Về phương diện khoa học kỹ thuật, người xưa dựng đài thiên văn thì ngày nay con cháu dựng được cầu hiện đại.

- Nét độc đáo của chiếc cầu là có các vọng lâu, nơi có thể “quan sát” cảnh tượng sông Hương, cho nên “quan tượng” cũng hàm nghĩa “xem cảnh”. Huế có “Đồi Vọng Cảnh” giờ có thêm “cầu Quan Tượng” thì hợp tính “cổ kính” của cố đô Huế vậy. 

- Tên cầu gắn với di tích lịch sử đài Quan Tượng như cầu Trường Tiền gắn với địa danh trường đúc tiền thời chúa Nguyễn. Phía tả phòng thành Huế có cầu Trường Tiền, bây giờ phía hữu phòng thành có cầu Quan Tượng thì đăng đối về kiến trúc và danh xưng. Tiện thể, cầu này “trả lại” tên cho chiếc cầu nhỏ Bạch Hổ (cổ) ngang tầm với cầu Thanh Long (cổ).

- Quan tượng là tên chữ với nghĩa đã nêu nhưng nghĩa đen, dân dã, là “xem voi”. Gần địa điểm cầu từng có Phủ Tập Tượng Tả, có tàu voi, tréng voi, quân trường luyện tượng binh, Điện Voi Ré và ngay địa điểm cầu từng tổ chức những trận đấu giữa voi và hổ ở thủ phủ Phú Xuân thời vua chúa triều Nguyễn. Những địa danh trên đều in dấu tượng binh Nguyễn, tượng binh Tây Sơn.

Khi đề xuất danh xưng cho cầu đường bộ mới, bắc qua sông Hương, gần phòng thành của Cố đô Huế, chúng tôi có nghĩ đến tên của các tiền nhân anh hùng, có công lớn. với dân tộc. Nhưng vì nước ta có quá nhiều anh hùng nên rất khó chọn, chưa kể có những anh hùng chưa được đánh giá đúng tầm. Trong tinh thần “đại đoàn kết dân tộc”, cầu “Quan Tượng” đều gợi nhớ triều chúa Nguyễn, triều Tây Sơn, triều vua Nguyễn, suốt hơn 400 năm ở Huế, triều nào cũng coi trọng “tượng binh” và đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nước nhà. Vì thế, chúng tôi bắt chước người xưa đã đặt tên cho cầu Trường Tiền, “bổn cũ soạn lại”, chọn danh xưng vừa nêu và mạnh dạn đề xuất để quí cơ quan hữu trách tham khảo.

 Trần Viết Điền

(Trường đại học Sư phạm Huế)