Không nên sa đà vào những bài tập quá khó, quá sâu và quá dài
Chỉ 1,25 phút/ câu
Đó là khoảng thời gian trung bình mà thí sinh sẽ phải thực hiện xong 1 câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của đề thi với 40 câu trong 50 phút. Theo thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên Trung tâm luyện thi Hocmai.vn (Hà Nội), các năm trước, các bài thi trắc nghiệm được làm trong thời gian 90 phút (50 câu) tức là 1,8 phút/ câu. Tới đây, thời gian trung bình sẽ giảm xuống còn 1,25 phút/ câu nên đòi hỏi thí sinh phải luyện kỹ năng làm bài thật nhanh. Tuy nhiên, thầy Ngọc cũng cho rằng, với lượng thời gian và số câu hỏi như vậy, các chuyên gia của Bộ GD DT sẽ có tính toán hợp lý: “Nhiều khả năng đề thi sẽ được ra theo xu hướng nhanh, gọn, chính xác kể cả các câu dễ hay khó để thí sinh có thể làm được trong khoảng thời gian đó. Vì vậy, các em không nên quá lo lắng”.
Không nên sa đà vào những bài quá phức tạp
Với yêu cầu này, theo thầy Ngọc thí sinh không nên sa đà vào những bài tập quá khó, quá sâu và quá dài. Hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều những bài tập, bài thi mà độ dài và độ khó còn khiến giáo viên “chào thua”. Đó là những bài tập thường được ghép từ những bài nhỏ. Ví dụ như ở môn Hoá, những bài tập hỗn hợp các phản ứng diễn ra nhiều giai đoạn khá phức tạp. Những bài như thế này năm tới sẽ không có “đất diễn” với mức thời gian và số lượng câu hỏi như thế.
Phải chắc từ ... “nền”
Theo thầy Trần Văn Cường – giáo viên Toán tại Tp Thái Bình thì cho rằng, Bộ GD ĐT thường nói rằng đề thi chỉ nằm trong chương trình lớp 12, tuy nhiên không vì thế mà kiến thức các năm lớp 10, lớp 11 bị bỏ bẫng: “Theo lộ trình đổi mới của Bộ, những năm tới, đề thi sẽ còn có những cải tiến khác về tổ hợp, tích hợp. Chính vì vậy, thời điểm hiện tại các em cứ tích luỹ kiến thức đúng với lớp của mình, không nên học trước hay tìm bộ đề đề giải trước” - thầy Cường nói.
Thầy Cường phân tích thêm, ví dụ, đối với môn Toán, Lý tính hệ thống rất cao: Môn toán nếu muốn giải được phương trình lượng giác thì phải nắm được công thức lượng giác, nhớ được các giá trị lượng giác các cung đặc biệt, phải thành thạo các biến đổi đại số để phân tích đa thức … những cái đó là những kỹ năng từ các lớp dưới chúng ta phải có. Đối với môn Hóa cũng vậy, ví dụ chúng ta muốn làm 1 bài tập liên kim loại tác dụng với axit thì chúng ta phải nắm được axi có những tính chất gì đây lại thuộc về.
Kiên trì “nạp” kiến thức
Các giáo viên cũng cho rằng, hiện nay sách giáo khoa vẫn thế, nội dung chương trình và phạm vi kiến thức vẫn thế, các dạng bài cũng không có gì khác biệt cả. Chính vì vậy, dù có 20 câu trắc nghiệm hay 40 câu thì chương trình ôn tập cũng sẽ không nhiều thay đổi, khác biệt. Thí sinh không nên quá lo lắng. Về việc xét tuyển ĐH CĐ, nhiều khả năng các trường sẽ có điều chỉnh khối thi, nhiều trường sẽ có xu hướng xét tuyển cả bài thi. Chính vì vậy, thí sinh cần thận trọng hơn khi lực chọn khối thi theo đuổi. Bám sát chương trình sách giáo khoa và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức từ sách giáo khoa vào việc xử lý các bài tập. Sau khi lấp đầy kiến thứ mới bắt đầu luyện đề.
Theo phương án thi THPT quốc gia vừa được Bộ GD ĐT công bố, những điều chỉnh mới nhất học sinh cần lưu ý chủ yếu tập trung ở các điểm sau: Môn Toán 100% trắc nghiệm + tổ hợp (Lý – Hoá – Sinh), (Sử - Dịa – Giáo dục công dân) sẽ có thời gian làm bài riêng cho từng môn, số câu hỏi tăng lên so với dự thảo; Các trường đại học, cao đẳng sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi làm căn cứ xét tuyển (90% không là không có thêm các bài thi riêng ở các trường); Những thí sinh tự do chỉ cần thi những môn trong tổ hợp mà trường đại học yêu cầu để xét tuyển; Có điểm liệt cho từng môn thi; Không trừ điểm câu sau; đề ti chỉ hỏi tới các kiến thức của trương trình lớp 12 ngoài ra mỗi phòng thi sẽ có 30 mã đề, nội dung các đề chỉ giống nhau khoảng 10 – 15%. |
Theo Dân Việt