Các quan chức cấp cao trong Hội nghị khí hậu Paris (COP21) năm 2015. Ảnh: UN
Ông David Nabarro, Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 cho biết, “chúng ta đang tiến gần đến việc đưa Hiệp định Paris đi vào hiệu lực”.
Hiệp định - được ký kết tại New York hôm 22/4 bởi 175 quốc gia, là lễ ký kết lớn nhất trong lịch sử - sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi ít nhất 55 quốc gia, chiếm 55% phát thải khí nhà kính toàn cầu, nộp văn kiện phê chuẩn.
Tuần trước, thêm 32 quốc gia đã gửi văn kiện phê chuẩn, nâng tổng số lên 61 quốc gia chính thức gia nhập Hiệp định, và chính thức vượt qua một trong hai ngưỡng cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
61 quốc gia hiện đại diện cho 47,79% phát thải khí nhà kính toàn cầu. Như vậy, khi Ấn Độ thông qua thông qua thoả thuận khí hậu này, chỉ cần thêm một số nước đại diện cho hơn 3% lượng phát thải. Do đó, ông Nabarro tin tưởng rằng Hiệp định sẽ có sớm hiệu lực trong năm nay, khi có thêm ít nhất 14 quốc gia khác, đại diện cho 12% lượng khí thải toàn cầu, đã cam kết sẽ phê chuẩn Hiệp định.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & AP)