Có khoảng 800.000 người ốm vì dịch tả ở Haiti. Ảnh: Reuters

Một nửa khoản ngân sách nói trên có thể được chi cho các cộng đồng, và số 100 triệu USD còn sẽ được trả cho các gia đình nạn nhân, Cố vấn đặc biệt của LHQ David Nabarro nói với các phóng viên. Điều này sẽ cho phép chi trả số tiền khoảng 10.000USD cho mỗi gia đình.

Đại sứ Nabarro cho biết, việc gây dựng nguồn quỹ thông qua đóng góp sẽ là "rất khó", và "cảm thấy một chút thất vọng về điều này".

Cũng theo lời ông Nabarro Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - người sẽ kết thúc hai nhiệm kỳ 5 năm vào cuối năm nay, sẽ đề xuất kế hoạch thanh toán với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong vài tuần tới, như một phần trong phương pháp tiếp cận mới nhằm đối phó với nạn dịch tả ở các nước Caribbean.

Cách tiếp cận mới cũng sẽ bao gồm việc bổ sung thêm 200 triệu USD để tài trợ cho các đội phản ứng nhanh nhằm chống lại bệnh dịch tả và bắt đầu xây dựng hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường ở quốc gia nghèo khó Haiti. Ông Nabarro cho biết, chỉ có 1/4 dân Haiti có nhà vệ sinh và một 1/2 người dân có nước sạch để uống.

LHQ đã không chấp nhận trách nhiệm pháp lý đối với sự bùng nổ các ổ dịch. Nhưng Tổng thư Ban cho biết trong tháng 8/2016, LHQ có "trách nhiệm đạo đức" để giúp đỡ các nạn nhân dịch tả và gia đình thông qua việc hỗ trợ vật chất.

Haiti không có dịch tả cho đến năm 2010, khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đổ nước thải bị nhiễm bệnh vào một con sông. Kể từ đó, hàng ngàn người đã thiệt mạng vì căn bệnh này gây ra tiêu chảy không kiểm soát được và hơn 800.000 người ốm vì dịch tả.

Ông Nabarro cho biết, Liên Hiệp Quốc muốn bắt đầu thương lượng với các cộng đồng ở Haiti về một chương trình hỗ trợ vật chất có thể tiến hành, nhưng cho biết "sẽ rất khó khăn cho chúng tôi để thảo luận về số tiền với các gia đình, nếu chúng ta không có một lời hứa từ các nguồn tài trợ tiềm năng trước khi chúng tôi tiến hành".

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & USNews)