Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hội nghị APEC 2016 ở Lima. Ảnh: Reuters                             

Theo CNA, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng kêu gọi các đối tác thực hiện quá trình phê chuẩn hiệp định, cho biết thêm rằng Singapore sẽ sửa đổi luật pháp để TPP sớm có hiệu lực.

"Thế giới đang thận trọng theo dõi cách chúng ta phản ứng", Thủ tướng Lý phát biểu, khuyên các nước đối tác tiếp tục áp dụng tầm nhìn dài hạn cho TPP. "Chúng ta nên tiếp tục và không quay lưng lại với công việc đã được thực hiện trong vòng 6 năm qua", ông nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Lý, TPP sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua hội nhập kinh tế.

Dường như một số quốc gia khác cũng đang chuẩn bị để tiếp tục với TPP, cho dù có Mỹ hay không. Một báo cáo của Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo của Mexico nói rằng quốc gia này, cùng với Nhật Bản, Úc, Malaysia, New Zealand và Singapore, "quyết tâm thực hiện thỏa thuận này một cách độc lập với quyết định của phía Washington".

Mới đây, chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama đã công bố trước Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC rằng đã ngừng các nỗ lực để TPP có thể giành chiến thắng trong Quốc hội, giao lại số phận của Hiệp định cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trong suốt chiến dịch tranh cử trong cuộc bầu cử gần đây của Mỹ, ông Trump tuyên bố phản đối đối với thương mại tự do và TPP. Ông Trump cũng cho biết ông sẽ rút Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại, khi ông vạch ra kế hoạch 100 ngày đầu tiên trong văn phòng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn hy vọng rằng, chính quyền của ông Trump sẽ thảo luận vấn đề này khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017 và cân nhắc về quyết định.

Ông Lý cũng cảm ơn Tổng thống Obama với vai trò lãnh đạo trong TPP, nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama đã cố gắng hết sức để thúc đẩy các hiệp định thương mại cả trong nước và khu vực.

Lãnh đạo kết thúc đàm phán TPP cho tháng Mười năm ngoái. Để thoả thuận có hiệu lực, nó phải được phê duyệt vào tháng 2/2018 bởi ít nhất 6 thành viên chiếm ít nhất 85% tổng sản lượng kinh tế của nhóm.

Lad các nền kinh tế lớn, sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với việc phê chuẩn hiệp định. Hạ viện Nhật Bản đã thông qua thoả thuận, và nó hiện đang được cân nhắc bởi Thượng viện.

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA & Reuters)