Chiếc bàn quý do vua Khải Định cho làm năm 1965 được đặt chính giữa phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (em gái vua Khải Định). Chủ nhân hiện tại của chiếc bàn là nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An. Ông Phan cho biết, nhân dịp vợ chồng ông kết hôn (vợ ông là cháu công chúa Ngọc Sơn), đức Từ Cung (vợ vua Khải Định) đã tặng chiếc bàn này làm quà cưới.

Mặt bàn được làm từ gỗ lim nguyên khối, đường kính 1,32 mét, xung quanh được chạm khắc tinh xảo.
 
Mặt bàn được khảm tam khí (ba loại vật liệu quý là bạc, đồng và xà cừ) và ở chính giữa khảm theo đề tài nhất thi nhất họa (một câu thơ, một bức tranh). Câu thơ khảm bạc có nội dung: Một cành hoa đẹp đẽ, nồng nàn dưới ánh mùa xuân, và ứng với đó là bức họa hoa mai tượng trưng cho mùa xuân với hoa cúc làm nền.
 
 
Xung quanh bàn được chạm cặp dơi vây quanh chữ thọ. Dơi tượng trưng cho chữ "phúc", vây quanh chữ thọ tạo thành "phúc - thọ - phúc" như một lời chúc.
 
Do được thiết kể dành riêng cho việc yến tiệc của nhà vua và gia đình nên chiếc bàn có thể xoay tròn được, giúp đưa các món ăn từ phía bàn bên kia về chỗ của người ngồi mà không phải đứng lên hay có người hầu hạ.
 
Chân bàn được thiết kế vững chắcvà được chạm ba chữ thọ ở trên, ba chữ thọ ở dưới, phía dưới là hình tam rồng.
 
Rồng được chạm tinh xảo, cho thấy sự công phu của những người thợ xưa khi thiết kế. Hình rồng bốn móng tượng trưng cho một món quà tặng của nhà vua.
 
Trên sáu chiếc ghế tựa cũng được chạm nổi dình dơi chầu chữ "Thọ".
 
Cùng với chiếc bàn, nhiều đồ vật của gia đình công chúa Ngọc Sơn từng sử dụng như đàn tranh... cũng được trưng bày, tạo nên nét cổ kính, trang nghiêm của một ngôi phủ thờ độc nhất vô nhị đất thần kinh.

Nguyễn Đông (Theo VnExpress)