Biểu tượng của Twitter (phía trên) và logo của Facebook. Ảnh: Reuters |
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh, các chính trị gia đang lo lắng về việc những phát ngôn thù địch và tin tức giả mạo có thể gây ảnh hưởng dư luận trước cuộc bầu cử vào năm tới, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 4.
"Bây giờ, chúng ta trong liên minh sẽ có hành động vào đầu năm tới", ông Volker Kauder, một thành viên cao cấp thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel khẳng định.
Trong một động thái liên quan, Facebook nói rằng, họ sẽ có biện pháp ngăn chặn sự lan rộng của tin tức giả mạo bằng việc bổ sung trên giao diện một nút ấn có tên là “tin giả” ở góc phải của bài viết có dấu hiệu đáng ngờ, sau đó sẽ yêu cầu kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác của bài viết này.
Theo ông Kauder, luật pháp sẽ yêu cầu các công ty truyền thông xã hội thành lập văn phòng với nhiệm vụ trả lời khiếu nại từ người bị ảnh hưởng bởi các thông điệp thù hận trong vòng 24 giờ.
Chủ tịch đoàn nghị sĩ đảng Dân chủ Xã hội (PSD) tại Quốc hội Đức Thomas Oppermann nói với tạp chí Der Spiegel rằng, Facebook có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 500.000 euro nếu họ không loại bỏ tin tức giả mạo và các tin nhắn không phù hợp khác trong vòng 24 giờ.
Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Newsbuckets)